Tiêu Chuẩn Khám Nvqs
Gói khám cơ bản dành cho các bạn trẻ dưới 30 tuổi, có bệnh sử gia đình ổn định. Gói khám cho bạn một đánh giá cơ bản về thể trạng và tầm soát các bệnh lý thường gặp và có nguy cơ cao.
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động theo Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:
- Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
+ Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
+ Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
+ Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
+ Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
+ Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động theo Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:
- Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
- Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
+ Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Bảng tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động mới nhất
Bảng tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động theo bảng tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
* Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Việc kêu gọi công dân tham gia tuyển quân nghĩa vụ quân sự (NVQS) hằng năm được sàng lọc kỹ lưỡng hai lần. Vậy trường hợp công dân trúng tuyển trong đợt khám sức khỏe lần đầu và được gọi khám sức khỏe lần hai thì sẽ phải khám những gì?
1. Thời gian khám nghĩa vụ quân sự diễn ra khi nào?
Theo đó, lịch kêu gọi công dân thực hiện khám sức khỏe NVQS sẽ diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
Trường hợp công dân trúng tuyển sau khi khám sức khỏe NVQS thì sẽ được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND một lần vào tháng 02 hoặc tháng 03; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.
2. Quy trình khám sức khỏe NVQS gồm mấy giai đoạn?
Thông thường tất cả các công dân trong độ tuổi nhập ngũ từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi hoặc trường hợp tạm hoãn thì đến hết 27 tuổi sẽ được nhận được giấy gọi khám sức khỏe theo lịch trình nêu trên.
Khám lần 1: Khi công dân nhận giấy gọi khám sức khỏe NVQS lần đầu thì công dân thực hiện sơ tuyển sức khỏe NVQS khi đó, cán bộ Y tế sẽ kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện NVQS trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Khám lần 2: Trường hợp đã trúng tuyển đợt khám sơ tuyển lần đầu thì công dân tiếp tục được gọi để khám sức khỏe NVQS lần hai. Việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm NVQS đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.
Việc thực hiện quy trình khám sức khỏe NVQS hai lần nhầm chọn lọc ra những công dân đủ sức khỏe, phẩm chất và tư duy đáp ứng trong tác chiến, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được tốt nhất.
3. Khám sức khỏe NVQS lần thứ hai gồm những nội dung nào?
(1) Nội dung khám sức khỏe lần đầu
- Khám sơ tuyển cấp xã: Quá trình này do Trạm y tế xã tiến hành, được hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung tâm y tế huyện. Nội dung khám sơ tuyển sức khỏe bao gồm:
- Kiểm tra thể lực: đo chiều cao, cân nặng, chu vi ngực và xác định chỉ số BMI nếu cần thiết.
- Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe và miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự về thể lực, bao gồm các tình trạng dị tật, dị dạng và các bệnh lý như: Động kinh, Bệnh Parkinson, Tâm thần, Các bệnh u ác tính và bệnh máu ác tính, Người nhiễm HIV, Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, Mù một mắt, Điếc...
- Khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình người khám.
(2) Nội dung khám sức khỏe lần hai:
Tổ chức khám sức khỏe chi tiết về thể lực, bao gồm kiểm tra huyết áp, mạch, thị lực, thính lực, răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng, tâm thần kinh, da liễu, ngoại khoa, xét nghiệm và các yếu tố khác liên quan.
- Khám thể lực: Công dân phải cởi bỏ mũi nón, giày dép, quần áo và đi chân đất để đầu trần. Nam giới cởi bỏ hết quần áo dài, chỉ mặc một quần đùi, trong khi nữ giới mặc quần dài và áo mỏng. Công dân sẽ được đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính toán chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng (BMI).
- Khám mắt: Người khám sẽ được che mắt 01 bên bằng bìa cứng, đọc các chữ trên bảng trong thời gian dưới 10 giây, ở khoảng cách 5m. Tổng thị lực 2 mắt nếu cao hơn 10/10 vẫn được tính là 10/10.
- Khám răng: Kiểm tra tình trạng răng sâu, mất răng, răng giả và các bệnh răng miệng khác như viêm tủy, tủy hoại tử, viêm lợi...
- Khám tai – mũi – họng: Kiểm tra sức nghe khi nói thầm và nói thường, cũng như kiểm tra tình trạng chóng mặt mê nhĩ, viêm họng mãn tính.
- Khám tâm thần, thần kinh: Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân; kiểm tra các bệnh teo cơ, nhược cơ, tật máy cơ (nháy mắt, nháy mồm, nháy mép).
- Khám nội khoa: Kiểm tra các bệnh đại tràng, trực tràng; bệnh gan, lác; kiểm tra các bệnh phế quản, huyết áp, tim mạch, khớp, thiếu máu nặng thường xuyên.
- Khám da liễu: Phát hiện nấm da, da bọng nước, nấm móng, da có vảy và kiểm tra các biểu hiện trên da để khám.
- Khám ngoại khoa: Kiểm tra trĩ, kiểm tra về bệnh giãn tĩnh mạch và chứng bàn chân bẹt.
- Khám sản phụ khoa (áp dụng với công dân nữ): Được bố trí tại phòng khám kín đáo và nghiêm túc, với cán bộ khám chuyên môn là nữ.
Như vậy, những công dân đã đậu trong đợt sơ tuyển khám sức khỏe lần đầu thì có thể được gọi kiểm tra lần thứ hai để khám tổng quát lại lần nữa, những trường hợp thuộc diện chưa đạt chuẩn sức khỏe nhưng có thể gọi nhập ngũ thì cũng có thể gọi lần hai để kiểm tra tiếp tục.