Một trường tiểu học công lập ở thành phố New York của Mỹ có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trúng tuyển của Đại học Harvard.

Người Hà Lan không bị bắt đội mũ bảo hiểm

Xe đạp thống trị đường phố Hà Lan nhưng người Hà Lan ít khi đội mũ bảo hiểm khi đạp xe. Còn ở Đức, bạn có thể thấy mũ bảo hiểm xe đạp ở khắp nơi. Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên chúng thường bí mật cất mũ đi ngay khi khuất tầm nhìn của ba mẹ!

Người Hà Lan làm việc trong thời gian ngắn hơn

Nói thế nào nhỉ: Người Đức là “chúa” chăm chỉ còn người Hà Lan chỉ đơn giản là làm việc ít hơn?

Dù sao thì, theo chỉ số Better Life của OECD so sánh sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các quốc gia khác nhau, Hà Lan chắc chắn đứng đầu. Chỉ 0,3% người Hà Lan làm việc “rất nhiều giờ trong công việc được trả lương”. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong bảng xếp hạng. Con số này ở người Đức là 4%.

Người Đức “dub”, người Hà Lan “sub”

Bạn còn nhớ điểm về kỹ năng tiếng Anh xuất sắc của người Hà Lan không? Điều đó liên quan rất nhiều đến thực tế là người Hà Lan thường không lồng tiếng cho phim! Họ chỉ có phụ đề, khiến họ tiếp xúc với hàng đống tiếng Anh. Phim hoạt hình dành cho trẻ em là ngoại lệ duy nhất.

Ở Đức, lồng tiếng cho phim nước ngoài là cả một ngành công nghiệp. Chúng tôi lớn lên với những giọng nói riêng biệt của Đức dành cho những diễn viên huyền thoại như Leonardo DiCaprio, Sylvester Stallone hay Meryl Streep, những giọng nói không thay đổi trong nhiều thập kỷ.

Điều này chắc chắc là khá ấn tượng, nhưng cũng có nghĩa là người Đức không thể học tiếng Anh qua màn trình diễn của Bruce Willis trong “Die Hard”!

Đức hay Hà Lan đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh, chất lượng cuộc sống cao và nền giáo dục tốt. Bạn có thể lựa chọn du học Đức hoặc du học Hà Lan để có những trải nghiệm tuyệt vời, trang bị kiến thức vững vàng cho công việc tương lai của bạn.

Liên hệ ngay INEC để được tư vấn chi tiết nhé!

Vé giao thông công cộng của Đức siêu lỗi thời

Người Đức dường như thích “sản xuất” giấy ở bất cứ đâu có thể. Trong khi người Hà Lan có thẻ chip OV thì người Đức lại mua vé giấy từ tài xế xe buýt.

Ngay cả ở các thành phố lớn, bao gồm Berlin, bạn vẫn có thể thấy người Đức cố đẩy một chiếc vé giấy nhỏ xíu một cách phi thực tế vào chỗ trống nào đó ở các cổng điện tử. Còn người Hà Lan đi qua các cổng tàu điện ngầm bằng cách chạm nhẹ thẻ OV của họ.

Người Hà Lan nói tiếng Đức, nhưng người Đức không nói tiếng Hà Lan

Ngay sau khi một người Hà Lan nào đó biết được quốc tịch của tôi, tôi có thể nghe thấy họ dùng một chút tiếng Đức như “Oh, ich sprech’ auch ein bis-schen Deutsch.”

Ngược lại rất khó gặp một người Đức nói tiếng Hà Lan. Dù hai ngôn ngữ có những điểm tương đồng nhưng người Hà Lan có thể hiểu tiếng Đức nhiều hơn chiều ngược lại. Tại sao? Vì nhiều người Hà Lan chọn học tiếng Đức ở trường. Trong khi đó, tại các trường học ở Đức, việc học các ngôn ngữ như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp hoặc tiếng Latinh phổ biến hơn.

Một nhược điểm khi sống ở Hà Lan là chi phí sinh hoạt. Ít nhất là đắt hơn ở Đức. So sánh toàn cầu về chi phí sinh hoạt của mỗi quốc gia xếp Hà Lan ở vị trí thứ 22. Tuy nhiên, Đức không bị tụt lại quá xa và xếp ở vị trí thứ 26.

Những người sống ở phía Hà Lan của biên giới Hà Lan – Đức biết điều này quá rõ. Vì vậy, các chuyến đi mua hàng tạp hóa xuyên biên giới đến chuỗi siêu thị Aldi của Đức không phải là hiếm.

Đức hay Hà Lan đều có bia nhưng uống theo cách khác!

Đồ uống có cồn màu vàng này là nền tảng của văn hóa bia rượu ở cả hai quốc gia. Hai nước láng giềng chỉ khác nhau về cách tiêu thụ.

Có một thuật ngữ bằng tiếng Đức, Feierabendbier, tạm dịch là “bia sau giờ làm việc”. Bạn có thể bắt đầu uống rượu vào khoảng sau 5 giờ chiều, đặc biệt là sau giờ làm việc vào một ngày trong tuần khi bạn đã thực sự có cơ hội.

Người Hà Lan tự do hơn nhiều về địa điểm và thời gian tiêu thụ bia của họ. Bắt đầu nhâm nhi ly Heineken đá lạnh lúc 3 giờ chiều thứ Tư chẳng là vấn đề. Thường thì người Hà Lan thích uống bia trong bữa ăn nhẹ. Văn hóa Borrel rất phổ biến ở các vùng đất thấp và là nơi tụ họp xã hội rõ ràng. Feierabendbier có thể được thưởng thức trong cô đơn. Nhưng với Borrel, không đời nào!

Người Hà Lan thích phá vỡ quy tắc, người Đức là tín đồ tuân thủ

Người Đức yêu các quy tắc và thích tuân theo các quy tắc. Vì vậy họ không hài lòng với những người đi ngược điều đó. Còn người Hà Lan đối với quy tắc là xem xét, bỏ qua và đôi khi phản đối chúng.

Trong đại dịch Covid, sự khác biệt đặc biệt này giữa hai quốc gia rất rõ ràng. Ở Đức, công dân ít nhiều tuân theo quy tắc giãn cách này đến quy tắc hạn chế khác. Ở Hà Lan, thường xuyên có các cuộc biểu tình cũng như các cửa hàng, viện bảo tàng và câu lạc bộ đêm mở cửa bất chấp các quy định phải đóng cửa. Ngay cả cảnh sát Hà Lan cũng từ chối hành động vì họ đã làm việc quá sức và chẳng thấy được tầm quan trọng của điều đó.

Người Đức giữ im lặng trên phương tiện giao thông công cộng

Có thể bạn sẽ thấy thật kỳ lạ khi lên xe buýt hoặc xe lửa của Đức. Bởi vì nó quá yên tĩnh. Trừ khi bạn chọn một ngày không may khi có một nhóm người hâm mộ bóng đá ồn ào, say xỉn đang cố gắng đi từ thành phố này sang thành phố khác của Đức, thì việc giữ im lặng trên phương tiện giao thông được coi là lịch sự ở Đức.

Trên các chuyến tàu ở Hà Lan, bạn sẽ nghe những người nói chuyện điện thoại, xem video với âm thanh lớn, cười đùa với nhau hoặc bắt đầu trò chuyện với người ngồi cùng dãy ghế của họ. Tuy nhiên, hầu hết các chuyến tàu ở Hà Lan đều có stilte-wagons (toa xe im lặng) nếu bạn cần một chút yên bình và tĩnh lặng.

Bánh mì Hà Lan thật sự không thể đem so sánh với bánh mì ở Đức.

Bánh mì Đức nướng dày, bổ dưỡng và có hàng trăm biến thể khác nhau. Còn người Hà Lan lại hài lòng với một lát bánh mì không nướng, béo ngậy và vô vị, miễn là có một lát pho mát trên đó!

Người Đức có thể uống rượu (hợp pháp) ở độ tuổi trẻ hơn

Ít nhất một điều người Đức tự do hơn người Hà Lan: thanh thiếu niên uống rượu.

Người Đức được phép mua và uống bia rượu với nồng độ cồn thấp ở tuổi 16. Ở Hà Lan, độ tuổi này (tính đến năm 2014) là 18 tuổi.

Người Hà Lan không ngại cách nói thân mật

Khác với tiếng Anh, cả tiếng Đức và tiếng Hà Lan đều có sự phân biệt giữa xưng hô với bạn bè và xưng hô với ai đó ở vị trí quyền lực. Người Hà Lan nói “u” và người Đức nói “Sie”.

Ở Đức, sự phân biệt giữa “Du” thân mật và “Sie” trịnh trọng vẫn rất quan trọng. Họ không xưng hô với một người không quen – có thể là một phụ nữ lớn tuổi trên xe buýt, người phục vụ trẻ tuổi hoặc sếp của bạn là “Du”.

Ở Hà Lan thì cách xưng hô không phải là vấn đề lớn. Người Hà Lan theo chủ nghĩa bình quân. Vì vậy từ “je” thân mật là đủ. Họ có thể dùng “u” với Nữ hoàng Maxima nếu cần nhưng không xưng hô như thế với cấp trên hoặc một người ngẫu nhiên mà họ chỉ đường!

Nơi làm việc của Đức có thứ bậc hơn

Ở Đức, bạn sẽ không bao giờ xưng hô với sếp bằng từ “Du” thân mật, nhưng ở Hà Lan, điều đó không phải là hiếm.

Đó cũng là do tính bảo thủ ở nơi làm việc của người Đức. Nếu bạn đến một văn phòng Hà Lan, thậm chí là văn phòng cấp cao nhất ở công ty, với quần jean rách, giày thể thao và một vệt xanh trên tóc – thì rất có thể cũng chẳng ai quan tâm.

Nhưng ở Đức? Không đời nào! Phải có trật tự, cấu trúc và (quan trọng nhất), bạn phải tôn trọng hệ thống phân cấp nơi làm việc! Thứ nhất, bạn phải có diện mạo và hành động như bạn đang ở văn phòng. Thứ hai, bạn phải biết vị trí của mình và dùng “Sie” lịch sự với sếp.