Cờ Đức
Melde dich an, um fortzufahren.
Lịch sử của biểu tượng chữ thập ngoặc trên cờ Đức quốc xã
Biểu tượng chữ thập ngoặc hay chữ Vạn trên cờ Đức quốc xã là hình chữ thập với bốn đầu mút gập vuông góc về cùng một hướng. Biểu tượng này được người phương Tây gọi là Swastika. Hitler đã sử dụng Swastika làm biểu tượng cho Đức quốc xã và gắn lên cờ của đất nước này. Swastika là biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Swastika được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ tại vùng Lưỡng Hà, Ấn Hằng, sau đó xuất hiện ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Bằng chứng là Swastika xuất hiện trong nghệ thuật của người Hindu, trong kinh phật và tiếng Hán. Với lộ trình “di cư” như vậy, Swastika được gọi với nhiều tên khác nhau nhưng phần lớn các nơi vẫn giữ đúng cái tên Swastika như ban đầu. Các nghiên cứu khảo cổ đã chỉ ra rằng chủ nhân của biểu tượng Swastika là người Aryan sinh sống trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á cách đây hàng triệu năm. Người Aryan lai tỏa đi khắp nơi, lai tạp với cư dân bản địa để dần trở thành người phương Tây như ngày nay. Huyền thoại về người Aryan khiến người theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thời bấy giờ phải đem lòng ngưỡng mộ, trong đó có Adolf Hitler. Ông cho rằng người Aryan là chủng tộc thượng đẳng và đã lấy Swastika của người Aryan làm làm biểu tượng của cờ Đức quốc xã.
Sự hình thành cờ phát xít Đức
Sau khi trở thành người thống trị của Đảng quốc xã, Hitler luôn đau đáu ý định phải tìm kiếm một lá cờ với biểu tượng thích hợp để thể hiện rõ những gì mà Đảng muốn phát huy và nhằm mục đích kích thích óc tưởng tượng cũng như sự chiến đấu của quần chúng. Khi đó, rất nhiều người đã đề xuất với ông về các mẫu thiết kế. Trong số các mẫu thiết kế mà đảng viên đề xuất, ông có nhận thấy hình chữ thập ngoặc. Hitler đã tạo nên một lá cờ có nền màu đỏ, ở giữa có hình tròn màu trắng tương đối lớn, bên trong có in chữ thập ngoặc là biểu tượng Swastika của người Aryan – chủng tộc mà ông cho là thượng đẳng và có quyền lực tối cao. Thế nhưng dưới con mắt của nhân dân toàn thế giới, vòng tròn màu trắng có in hình chữ thập ngược màu đen hơi nghiêng về một phía lại tượng trưng cho sự tăm tối, chết chóc và những gì tang thương nhất. Lý giải vì sao biểu tượng chữ thập ngoặc trong cờ của phát xít Đức dưới thời Hitler lại có màu trắng và đen, sở dĩ màu đỏ và vàng của nền Cộng hòa thời đó bị nhiều người Đức có ác cảm. Hình chữ thập ngoặc cũng như lá cờ của phát xít Đức đã thể hiện sức mạnh huyền bí, có sức lôi kéo quần chúng mạnh mẽ và cũng thể hiện một phần nghệ thuật tuyền truyền của Đảng quốc xã lúc bây giờ mà không phải đảng phái nào ở Đức cũng làm được. Hy vọng những thông tin về cờ phát xít Đức trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chủ nghĩa độc tàn Hitler cũng như về lá cờ dưới thời ông trùm phát xít này thống trị.
Tìm hiểu thêm một số thông tin khác liên quan tại https://avt.edu.vn/nuoc-duc/thu-tuc
Giành HCV nội dung cờ tiêu chuẩn trước kỳ thủ thần đồng cờ tướng Lê Thế Bảo (TP Hồ Chí Minh) cùng nhiều kỳ thủ mạnh phía Nam, Chu Đức Huy đã tạo nên một bất ngờ lớn ở Giải vô địch Cờ tướng trẻ Quốc gia tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tháng 7/2023 vừa qua. Đáng nói, Chu Đức Huy mới chỉ có một thời gian ngắn tập luyện cờ tướng.
Với kết quả này, kỳ thủ nhí sinh năm 2013 tại TP Hạ Long nằm trong danh sách các VĐV được tuyển chọn đi thi đấu Giải cờ tướng trẻ thế giới ở Mỹ thời gian tới. Đây là tin vui với cờ tướng Quảng Ninh cũng như gia đình của Đức Huy.
Chu Đức Huy sinh năm 2013, tại tổ 14, khu 7, phường Cao Xanh (TP Hạ Long). Gặp gỡ Huy và gia đình, anh Chu Văn Dũng bố của Đức Huy không giấu nổi niềm vui. Anh Dũng chia sẻ: Dù chỉ mới đến với môn cờ tướng 2 năm nhưng thành quả này là sự động viên lớn với gia đình và bản thân Huy để nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa.
Ít ai biết rằng nhà vô địch trẻ đến với cờ tướng hết sức tình cờ, chỉ để hạn chế chơi điện tử, xem ti vi hoặc nghiện điện thoại. Đó là hè năm Huy học lớp 2, bố Huy đăng ký cho Huy khoá học cờ của Trường Thể dục thể thao tỉnh. Thấy Huy hào hứng, cả gia đình đều mừng vì cờ tướng là môn đam mê của nhiều thành viên trong gia đình.
So với các bạn cùng trang lứa, Huy đến với cờ tướng khá muộn. “Để chuẩn bị cho con đi học, tôi và ông nội có dành thời gian ngắn chỉ dạy con biết mặt quân cờ và vài cách đánh cơ bản” - anh Chu Văn Dũng nhớ lại.
Dù tuổi học cờ muộn so với bạn nhưng Huy sớm bộc lộ khả năng. Sau khoảng 2 tháng học, Huy thi đỗ lớp Năng khiếu của Trường Thể dục thể thao tỉnh. Ngoài năng khiếu được phát hiện, Huy có sự nhanh nhẹn, chuyên cần. “Cảm nhận đầu tiên của tôi là Huy thông minh, mắt sáng, tiếp thu nhanh trên lớp, đặc biệt em rất chuyên cần, vì thế rất nhanh tiến bộ” - HLV Hoàng Ngọc Khánh, thầy của Huy chia sẻ.
Cùng với quan tâm dạy dỗ của thầy cô, Huy còn được sự kèm cặp nhiều của gia đình. Em thường xuyên được bố dạy chơi cờ và đưa đến những môi trường có nhiều kỳ thủ để rèn luyện. Huy cũng tìm tòi, thường xuyên thi đấu trên môi trường trực tuyến, trên ứng dụng cờ Thiên tự kỳ. Đặc biệt, em được gia đình cho tham gia nhiều giải trẻ mở rộng, giải phong trào ở khắp nơi. Huy được gia đình cho tham gia từ 9-10 giải trẻ và giải phong trào ở Hà Nội, Bắc Giang...
Vì thế mà Huy được tiếp cận nhiều cách đánh hay, nhiều thế cờ mới lạ, rèn khả năng thế mạnh của mình. Sau một thời gian ngắn học, Huy đã là một trong những học sinh tiến bộ nhất lớp năng khiếu cờ của Trường Thể dục thể thao tỉnh. Tại Giải vô địch cờ tướng trẻ Quốc gia vào tháng 7/2022, Huy đã bất ngờ giành 5 HCV, gồm HCV cờ chớp cá nhân, HCV cờ truyền thống và 3 HCV cờ đồng đội.
Và ở Giải Vô địch cờ tướng trẻ Quốc gia năm 2023 tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Huy thi đấu tốt đã đánh thắng nhiều kỳ thủ phía Nam và thắng luôn cả thần đồng cờ tướng Lê Thế Bảo của đội TP Hồ Chí Minh ở nội dung cờ tiêu chuẩn. Kết quả, Huy giành được HCB cờ chớp, đặc biệt là HCV cờ tiêu chuẩn - nội dung cờ danh giá nhất, được giới chuyên môn đánh giá cao nhất. Đáng chú ý, Huy giành HCV cho lứa tuổi U12 trong khi em mới ở lứa tuổi U10. Nhờ đó, Huy nằm trong danh sách các kỳ thủ được lựa chọn thi đấu Giải vô địch cờ tướng trẻ thế giới sẽ được tổ chức ở Mỹ thời gian tới.
“Em rất mê tuyển thủ Đặng Cửu Tùng Lân. Điều em hướng tới là phấn đấu trở thành kỳ thủ giỏi thi đấu nhiều giải quốc tế như thần tượng của mình” - Chu Đức Huy chia sẻ ước mơ của mình.
BP - Thời kỳ vua Tự Đức trị vì, đất nước ta xuất hiện các nhóm giặc cờ đều có nguồn gốc từ tàn quân của tổ chức Thiên Địa Hội ở Trung Quốc. Nhóm Cờ vàng với đại diện là Hoàng Sùng Anh, Bàn Văn Nhị là thủ lĩnh quân Cờ trắng, Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu giặc Cờ đen. Tuy nhiên khi dạt sang Việt Nam, sự phân hóa của các nhóm giặc cờ thành nhiều khuynh hướng đã gây ra sự căng thẳng ở các tỉnh biên giới. Năm 1868, quân Cờ trắng tập trung cướp bóc ở châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau trận này, vì xung đột về quyền lợi và phạm vi chiếm đóng, quân Cờ trắng đã bị quân Cờ đen loại bỏ.
Đứng đầu quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh, hay còn gọi là Hoàng Anh. Năm 1862, quân Cờ vàng hoạt động mạnh ở tỉnh Tuyên Quang. Sau 4 tháng, nhận thấy tình hình cướp bóc ở Tuyên Quang không đem lại kết quả, đến tháng 4-1862, Hoàng Anh vờ đưa ra kế hoạch đầu hàng triều Nguyễn. Nhưng đến tháng 6-1868, quân của Hoàng Sùng Anh lại hợp sức với quân Cờ đen tấn công thành Lào Cai. Hoàng Sùng Anh tạo phản, bị triều đình truy đuổi, năm 1869 buộc phải rút hết quân về tỉnh Cao Bằng. Liên tiếp bị quân và dân địa phương Cao Bằng đánh đuổi, cánh quân Cờ vàng buộc phải trú ẩn ở Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa). Sau 5 năm, triều đình vẫn chưa thể truy quét tận gốc cánh quân cướp bóc này. Đến tháng 8-1874, không chịu nổi sự truy kích của triều Nguyễn, Hoàng Anh lại xin hàng. Nhưng đến năm 1875, nhóm quân của Hoàng Anh lại tạo phản. Tháng 6-1875, triều Nguyễn tập trung lực lượng tấn công nhiều phía, kết hợp với nhóm người Thổ ở địa phương, điều động Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa là Nguyễn Huy Kỷ cùng quan sở tại Nguyễn Văn Giáo nhằm tiêu diệt hoàn toàn tên đầu sỏ này. Đến tháng 8-1875, Hoàng Sùng Anh bị tiêu diệt.
Quân Cờ đen bắt đầu gây sự ở Lào Cai vào tháng 6-1868. Tuy nhiên, quân Cờ đen không phải một mình làm chủ vùng đất này mà ở Lào Cai cũng có quân Cờ vàng. Quân Cờ đen đã loại bỏ quân Cờ trắng của Hoàng Nhị Vãn và không thôi hy vọng làm bá chủ. Sự tồn tại của quân Cờ vàng đã cản trở mục tiêu chiếm đóng của quân Cờ đen, vì vậy quân Cờ vàng nhanh chóng bị quân Cờ đen gây áp lực phải chuyển địa bàn sang nơi khác. Mâu thuẫn giữa 2 cánh quân diễn ra gay gắt, đặc biệt là sau năm 1870, quân Cờ đen công khai chống đối các nhóm quân khác nhằm tranh giành quyền lợi ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Quân Cờ đen được coi là nhóm quân hoạt động mạnh nhất ở khu vực biên giới phía Bắc. Năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân Cờ đen tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Để loại bỏ tận gốc cánh quân Cờ vàng, điều cần thiết cho quân Cờ đen là phải có một địa bàn an toàn hoạt động lâu dài. Vì vậy, nhân cơ hội triều Nguyễn dụ hàng, Lưu Vĩnh Phúc đã chấp nhận. Vua Tự Đức ban cho Lưu Vĩnh Phúc làm Đề đốc trấn hạt Thập Lục Châu, cho tự do thu thuế. Trong quá trình hoạt động, quân Cờ đen đã tạo những bước chuẩn bị cần thiết về lực lượng, căn cứ, nhanh chóng loại bỏ quân Cờ vàng. Năm 1875, quân Cờ vàng bị quân Cờ đen tiêu diệt hoàn toàn.
Địa bàn hoạt động của quân Cờ đen ngày càng rộng lớn và sức ảnh hưởng của nhóm quân ngày càng mạnh. Sau đó, quân Cờ đen đánh bại Hà Quân Xương, tên cầm đầu các nhóm cướp bóc ở Bảo Thắng (Hưng Hóa), chiếm lấy thị xã Lào Cai làm căn cứ. Quân Cờ đen làm chủ hoàn toàn vùng biên giới, tự thu thuế của cư dân các vùng xung quanh. Sau này, Lưu Vĩnh Phúc đã phối hợp quân của Hoàng Thủ Trung, Phùng Tử Tài và Hoa Hoa.
Hoàng Kế Viêm đánh dẹp các nhóm cướp bóc ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Đội quân Cờ đen trở thành lực lượng đắc lực chống Pháp và đã giành thắng lợi ở 2 trận Cầu Giấy (1874, 1883). Năm 1877, Lưu Vĩnh Phúc xin triều nhà Nguyễn ở lại Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa) sinh sống. Sang năm 1878, quân Cờ đen buộc phải rút hết về Trung Quốc theo yêu cầu của Pháp.
Từ thực tế lịch sử của dân tộc ta ở cuối thế kỷ XIX cho thấy rõ ý thức của triều đình nhà Nguyễn, mà đứng đầu là vua Tự Đức trong việc bảo vệ biên cương. Mỗi khi có sự tấn công của các nhóm phản loạn hay cướp bóc, Tự Đức luôn họp bàn với các quan quân để bàn phương pháp đối phó. Ông luôn có những biện pháp cấp bách để có thể đẩy lùi tình trạng bất ổn về an ninh, quốc phòng ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thái độ của Tự Đức cũng như quan quân triều đình và địa phương trước sau đều kiên quyết bảo vệ vững chắc cương giới đất nước.
Mặc dù quân Cờ đen có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chinh của Pháp đang xâm chiếm Đông Dương, nhưng chính quân Cờ đen cũng gây nhiều ta thán, tàn hại thường dân. Chính vì thế, Ông Ích Khiêm - một võ tướng đương thời đã tỏ rõ thái độ không đồng tình khi triều đình Huế mượn sức quân Cờ đen chống chọi với Pháp. Ông cũng chê trách các quan của triều đình khi đó là những kẻ bất tài nên khi hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều: Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu; Đến khi có giặc phải thuê Tàu... Và đây là bài học vô giá cho hậu thế ngày nay rằng: Giữ nước phải bằng chính sức lực của cả dân tộc, chứ không thể mượn người khác đến giữ nhà cho mình.
Copyright 2024 © Cleanpng.com Bảo lưu mọi quyền