Mạ crom trang trí bảo vệ chung sử dụng dung dịch mạ crom thông thường có nồng độ trung bình và cao, thích hợp cho các sản phẩm sử dụng trong môi trường trong nhà. Hệ thống nhiều lớp phải được sử dụng để mạ crom thép, hợp kim kẽm và hợp kim nhôm. Quy trình chính như sau.

Đăng ký lớp học xi mạ vàng – bạc tại Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn

Trung Tâm GDNN Mỹ Nghệ Kim Hoàn là Trung Tâm duy nhất trên cả nước được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn theo đúng quy định của Sở lao động thương binh và xã hội (một trong những điều kiện không thể thiếu nếu đăng ký kinh doanh) và Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp quản lý. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.

Là đơn vị trực thuộc Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Qúy Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung Tâm được Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Qúy Thành Phố Hồ Chí Minh tuyển chọn đều là những bậc Nghệ Nhân Ưu Tú, Nghệ Nhân Kim Hoàn, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ chuyên ngành, là những bậc thầy có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và truyền nghề.

Tham khảo thêm: Trung tâm dạy nghề uy tín

Đảm bảo 100% VIỆC LÀM cho học viên sau khi tốt nghiệp. Cơ hội làm việc tại các Công Ty/Doanh Nghiệp Vàng Bạc Đá Qúy trên cả nước với các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cao do Trung Tâm giới thiệu. Với mức lương khởi điểm từ 7 – 8 triệu trở lên và dần dần thăng tiến theo kinh nghiệm cùng sự nỗ lực của chính bạn.

Được thông tin về các Máy Móc – Thiết Bị – Dụng Cụ, các Ứng Dụng Công Nghệ Mới và Các chương trình hội chợ triển lãm trong và ngoài nước ngành Mỹ Nghệ Kim Hoàn. Được giải đáp những thắc mắc trong quá trình kinh doanh và làm nghề ngay cả sau khi đã hoàn thành khóa học tại Trung Tâm.

Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn chiêu sinh thường xuyên tất cả các khóa học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn trong năm.

+ Nam & Nữ có nhu cầu học nghề Mỹ Nghệ Kim Hoàn để đi làm trong và ngoài nước (Xuất khẩu lao động).

+ Các cá nhân muốn học nghề mở tiệm – cầm đồ – kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ và các loại đá quý (kim cương & đá màu).

+ Các cá nhân muốn học nghề để mở xưởng sản xuất, gia công vàng bạc trang sức.

+ Các Công Ty/Doanh Nghiệp cần bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho thợ và cập nhật kiến thức để giảm hao hụt trong sản xuất.

– Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt để có thể theo học nghề.

Vừa rồi là thông tin về chủ đề “Lớp học xi mạ vàng – bạc ”, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để được có câu trả lời.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký khóa học, xin vui lòng tham khảo đường link: https://daynghekimhoan.vn/category/khoa-hoc/

Xem thêm: Có nên bao dưỡng trang sức vàng không?

Xi mạ (crom) crôm là phương pháp xử lý bằng cách phủ một lớp crôm trên bề mặt kim loại. Lớp mạ crôm Chrome plating này có thể dùng làm đồ trang trí, tăng khả năng chống mài mòn, bôi trơn, tăng độ cứng độ bền cho bề mặt chi tiết.

Xi mạ crom là quá trình sử dụng crom và hóa chất xi mạ crom như axit cromic để hình thành một lớp oxit crom (gọi là lớp mạ crom) để gia tăng độ bền cho bề mặt chi tiết kim loại. Chi tiết sau khi được xi mạ crom thì ở bất cứ môi trường nào (khí quyển, môi trường axit, môi trường kiềm,…) lớp mạ crom cũng vô cùng bền bỉ, tạo vỏ bọc vững chắc cho chi tiết.

Có thể nói xi mạ crôm Chrome plating là một trong những kĩ thuật được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Lớp mạ crom sau khi xi mạ không chỉ giúp xử lí bề mặt, việc mạ crom còn tạo lớp phủ giúp tăng khả năng chống ăn mòn và tạo độ sáng bóng, tăng khả năng chịu lực, phù hợp cho các ngành kĩ thuật, vật liệu xây dựng, dầu khí,…

Hiện nay, có 3 phương pháp và công nghệ xi mạ crom phổ biến là:

1. Xi mạ crom cứng 2. Xi mạ crom trang trí 3. Xi mạ crom chi tiết máy

Xi mạ chrome (crôm) cũng là một công nghệ mạ được ứng dụng phổ biến trong ngành mạ, hóa chất xi mạ chrome (crôm) được ứng dụng xi mạ trên nhiều vật liệu khác nhau như: kim loại, nhựa, đồ gỗ,…giúp làm tăng chất lượng, chống ăn mòn và làm tăng tính thẩm mỹ cho chi tiết sản phẩm được mạ chrome (crôm).

Đối với những kim loại xi mạ crom nói riêng và crôm cứng nói chung yêu cầu phải được gia công cơ khí kỹ lưỡng, đảm bảo sản phẩm đã nhẵn sạch để giúp làm tăng độ bám của lớp mạ crom lên bề mặt vật mạ. Bạn có thể làm sạch vật mạ bằng cách tẩy rửa trong dung môi hữu cơ và trong các dung dịch hóa chất. Đối với những trường hợp đặc biệt thì bạn áp dụng phương pháp làm sạch cục bộ bằng cách chải với đá bột hoặc các chất thích hợp khác.

1. Xử lý tẩy dầu mỡ vật liệu chuẩn bị mạ crom

+ Áp dụng phương pháp tẩy dầu mỡ trong môi trường siêu âm sẽ giúp mang lại hiệu quả cao nhất. Biện pháp này có thể làm sạch được cả dầu mỡ có lẫn tạp chất, bụi bẩn đều được làm sạch hữu hiệu.

+ Đối với kim loại đen thường được tẩy dầu mỡ trong dung dịch kiềm nóng trên anot để tránh bị thấm hydro.

+ Nếu là thép cacbon thì tẩy anot khoảng 2pH với điện thế khoảng 5V và nhiệt độ từ 30-50 độ C.

+ Với gang thường được tẩy sạch bằng cách thổi ướt hoặc thổi khô dưới áp suất. Đặc biệt, vật liệu bằng gang không được tẩy bằng dung dịch kiềm hay axit, trừ những loại gang đặc biệt.

+ Đối với các kim loại màu như: đồng, kẽm, đồng thau, đồng thanh, nhôm thì bạn có thể tẩy bằng cả phương pháp anot và catot sẽ giúp làm sạch cả chất bẩn lẫn màng oxit.

2. Kiểm tra hóa chất và dung dịch dùng để tẩy trước khi mạ

+ Trước khi xi mạ crom bạn cần phải kiểm tra nồng độ các chất trong dung dịch tẩy, phân tích để phổ sung kịp thời.

+ Dung dịch tẩy hóa học hay điện hóa thường ở thể nhũ nổi lên thành bọt trên dung dịch tẩy.

+ Sau khi pha chế dung dịch tẩy xong thì bạn nên phân tích để lấy số liệu ban đầu để có thể điều chỉnh và bổ sung khi dung dịch tẩy kém hiệu quả.

+ Hiện trên thị trường cũng có bán các sản phẩm để pha chế dung dịch tẩy, nhưng điều quan trọng là bạn phải lựa chọn đúng chủng loại cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu làm sạch về mặt hóa học cho từng sản phẩm trước khi mạ.

3. Kiểm tra vật liệu sau khi tẩy

Sau khi tẩy dầu mỡ xong bạn kiểm tra xem đã sạch chưa bằng cách quan sát về mặt sản phẩm. Nếu màng ướt đã thấm hết, không còn nước trên bề mặt co lại thì sản phẩm đã sạch. Còn vùng còn màng nước thì cho biết bề mặt chưa sạch hóa học và cần phải tẩy rửa lại.

Nếu vật liệu không được làm sạch thì tại các vùng khô vùng ướt này sẽ khiến cho lớp mạ crom bị loang lỗ không đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mỹ.

xi mạ crom không phải là một việc đơn giản hay đơn thuần chỉ là thao tác mạ crom mà nó là một quá trình dài bao gồm các phần việc như đánh bóng và đánh bóng tẩy rửa, sau đó lau chùi và ngâm axit, kẽm (nếu là một phần nhôm) và mạ đồng. Để tăng độ sáng bóng cho sản phẩm thì nó cần được ngâm, mạ đồng, mạ hai hoặc ba lớp niken trước khi mạ crom và phải được làm sạch trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Đánh bóng Kim Loại: Vật liệu kim loại trước khi đem vào xi crom cần đạt được độ bóng, vì vậy trước khi xi mạ phủ crom, kim loại cần được đánh bóng bằng cơ học, hóa chất…

Tẩy Dầu Kim Loại: Mục đích loại bỏ các dầu mỡ, bụi bẫn trong quá trình gia công còn đọng lại trên bề mặt kim loại. Tùy vào mỗi loại kim loại mà sử dụng một dung dịch tẩy dầu khác nhau.

Bắt gá cho vật xi mạ phủ crom: Bắt gá trong Quy Trình Mạ Crom hết sức phức tạp, yêu cầu người thợ có kinh nghiệm để có thể Tạo ra lớp Crom Đồng đều trên bề mặt vật xi mạ.

Sau khi bắt gá, chúng ta tiến hành đưa Vật mạ vào bể Mạ có chứa dung dịch crom. Tiến hành Xi Mạ Kim loại crom, tùy theo độ dày của lớp Crom mà chúng ta chọn chế độ dòng điện cũng như thời gian mạ.

Xi mạ điện Crom 6+, sử dụng crom trioxide là thành phần chính. Crom 6+ là giải pháp mạ điện crom được sử dụng để mạ trang trí và cứng,

Lớp Crom 6+ cho lớp phủ crom tươi sáng bóng, cùng với nền kim loại có thể dẫn đến bề mặt kim loại sau khi được Xi mạ crôm đạt đến độ phản chiếu ánh sáng tương tự gương.

Quy trình xi mạ điện crom hóa trị 6+

Bể xi mạ Crom 6+ Bể xi mạ crom (Lò Xi Crom) thường là một bể nhựa chứa dung dịch axit cromic.

Hoặc các loại bể bằng Thép được phủ một lớp keo chống ăn mòn.

Dung Dịch xi Mạ crom 6+: Là một hỗn hợp của crom trioxide và các loại phụ gia tạo điều kiện cho Việc xi Mạ kim loại Crom được tiến hành thuận lợi, ít gặp sự cố trong quá trình mạ.

Điều này cho thấy, dung dịch xi crom là một dung dịch có tính axit cao.

Nhiệt Độ trong quá trình xi mạ crom kim loại: Trong quá trình xi mạ crom, Vật mạ và Dung dịch luôn được ổn định tại nhiệt độ khoảng 38 độ C. Vì vậy, Việc xi Mạ Crom cho các kim loại không làm biến dạng chi tiết do quá nhiệt. Điều này là một lợi thế và ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

Các Loại chi tiết máy trong quá trình vận hành bị mài mòn là hụt kích thước so với tiêu chuẩn.

Việc lựa chọn Phun Phủ hày Hàn Phủ kim loại đều ở nhiệt độ cao, gây biến dạng chi tiết hoặc thay đổi cấu trúc vật liệu. Dẫn đến tình trạng cong vênh, biến dạng, Gãy, nứt.

Do đó Sử dụng phương án xi Mạ Crom cho các chi tiết này là hiệu quả nhất, không gây biến dạng, nứt gãy, thay đổi cấu trúc vật liệu.

Xi mạ Crom 3+ Xi mạ crom 3+ là gì?

Mạ crom 3+ là phương pháp sử dụng các hợp chất Crom hóa trị 3 để pha chế dung dịch.

Quy trình Xi Mạ kim loại Crom 3+ là quá trình kết tủa kim loại Crom trong dung dịch Xi crom 3+.

Mạ kim loại Crom 3+ là một phương pháp thay thế cho Việc Xi Mạ Crom Hóa Trị 6.

Tương tự như quá trình mạ điện crom hóa trị sáu, chỉ khác biệt ở thành phần hóa học của dung dịch crom.

Ưu điểm Mạ Crom 3+: Những lợi thế chức năng của Crom hóa trị 3 là tạo ra hiệu quả cao hơn trong quá trình Xi Mạ Điện Crom.

Như đã biết, Crom hóa trị ba có bản chất ít độc hại hơn Crom hóa trị sáu. Do độc tính thấp hơn làm giảm chi phí ức chế bay hơi, lọc sương mù trên không .

Lợi thế sức khỏe khác và bao gồm cả hiệu quả cực âm cao hơn, dẫn đến lượng khí thải crom ra không khí ít hơn; dẫn đến lãng phí crom ít hơn và cực dương không bị phân hủy.

Nhược Điểm Mạ Crom 3+: Màu sắc lớp Mạ kim loại Crom 3+ không đẹp, Độ Cứng Lớp 3+ thấp hơn rất nhiều so với Crom 6+, Các loại hóa chất đắt tiền, Khó Kiểm soát và Vận hành.

Phương pháp xi mạ crom được sử dụng phổ biến ngày nay gồm 2 công nghệ sau: 1. Công nghệ xi mạ Crom điện Dễ dàng nhận thấy ngành hóa chất xi mạ Crom được coi là một trong những ngành đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp. Xi mạ chính là có một lớp phủ mỏng của kim loại lên trên bề mặt ngoài của một vật liệu. Đây là một quá trình điện kết tủa kim loại lên trên bề mặt nền, lớp phủ kim loại này được thực hiện tại bể mạ điện,..

2. Công nghệ xi mạ Crom không điện (Sử dụng hoá chất xi mạ Crom) Ngày nay, ta có thể dễ dàng thấy được có rất nhiều loại hóa chất xi mạ đang dạng phong phú, ,mỗi loại hoá chất phù hợp với các vật liệu khác nhau có những đặc tính riêng biệt. Trong đó phải kể đến xi mạ crom, là loại mạ giúp bề mặt các vật liệu không chỉ có lớp màng bảo vệ mà còn trở lên bóng đẹp hơn. Với các cách xi mạ crom bạn có thể thực hiện xi mạ lên rất nhiều các loại vật liệu như: inox, thủy tinh, sắt, thau, đồng,… đều mang lại hiệu quả cao, do đó ngành xi mạ crom được ưa chuộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Việc xi mạ hóa chất crom được áp dụng phương pháp hiện đại nhất giúp cho việc xi mạ luôn đảm bảo chất lượng cũng như mạ crôm trở lên dễ dàng. Đồng thời việc xi mạ này có thể làm ở bất cứ đâu mà không cần phụ thuộc vào bể mạ cũng như quá nhiều các loại thiết bị máy móc xi mạ crom khác.

Khác với phương pháp mạ truyền thống, cách mạ crom theo phương pháp hiện đại không giới hạn số lượng giúp ta có thể xi mạ dễ dàng lên toàn bộ các đồ vật, vật liệu, chất liệu theo mong muốn. Không chỉ tiện lợi, xi mạ crôm còn giúp đồ vật sáng bóng và có độ phân giải cao giúp sản phẩm đạt mức thẩm mỹ cao hơn, nâng tầm giá trị.

Và đặc biệt hơn cả, với cách xi mạ crom theo công nghệ hiện đại giúp bạn thỏa sức xi mạ crom bất cứ màu gì mong muốn bằng cách sơn phủ thêm lớp sơn trong suốt bảo vệ. Không chỉ giúp vật liệu được xi mạ crôm có bề mặt cứng, bền màu, hạn chế các tác nhân xấu như trầy, ố, duy trì được độ sáng, bền, chịu được thời tiết môi trường mà mạ crom còn làm đồ vật trở nên bắt mắt hơn.

Với các đặc tính ưu việt trên thì cách và công nghệ xi mạ crom hiện đại đã và đang trở thành công nghệ số một trong ngành xi mạ. Tính năng bám chắc tất cả mọi bề mặt từ vật cứng đến hợp kim, xi mạ crom luôn là lựa chọn hàng đầu trong các ngành công nghiệp cũng như trong lĩnh vực mạ crom trang trí.

Nguyên lý xi mạ Crom cứng nói riêng và xi mạ crom nói chung với tên gọi khác là xi mạ Crom công nghiệp sử dụng chủ yếu làm giảm tối đa ma sát, nâng cao độ bền của sản phẩm qua khả năng chịu mài mòn và chịu ma sát, phục hồi các chi tiết bị mài mòn, mở rộng khả năng chống ăn mòn hóa học cao ở những môi trường ăn mòn khắc nghiệt nhất.

Lớp mạ Crom khá cứng, độ cứng khoảng từ 65 HRC đến 69 HRC – ngoài ra còn dựa vào độ cứng của sản phẩm kim loại. Xi mạ Crom cứng dày hơn so với mạ Crom trang trí, với độ dày tiêu chuẩn trong các ứng dụng khoảng từ 200 – 600 mm, có thể mạ dày cho các loại chi tiết có yêu cầu sự mài mòn cao, chịu được ma sát, trong trường hợp này 1 mm tương đương 1.000 micromet hoặc có thể là dày hơn vẫn cho kết quả tốt.

Đối với sản phẩm cần mạ dày thì mạ crom sẽ tăng cường khuyết tán độ nhám có khi sản phẩm bị sần sùi vì vậy trong quá trình mạ crom cứng cần phải mạ dày hơn so với yêu cầu thực tế, tiến hành mài lại sau đó để có thể đạt được đúng kích thước, độ bóng cũng như tính thẩm mỹ cần thiết của chi tiết. Điều này gây ra một sự lãng phí tương đối lớn và kéo dài thời gian gia công.

Công nghệ mạ Crom này được ứng dụng trong công nghệ sản xuất ô tô và các sản phẩm trang trí sáng khác, cũng như thép đã trải qua quá trình mạ để có thể chịu đựng sự thay đổi nhiều về nhiệt độ và thời tiết mà một chiếc xe phụ thuộc vào vẻ đẹp bên ngoài.

Xi mạ crom được chia ra làm nhiều loại khác nhau: + Xi mạ crom trang trí + Xi mạ crom cứng + Xi mạ crom hợp kim + Xi mạ crom chống ăn mòn,..

Trên thực tế lớp mạ crom tại Việt Nam được chia làm 2 loại: Lớp phủ trang trí cải tạo tính năng sản phẩm cho ánh xanh bắt mắt và lớp phủ kỹ thuật.

Lựa chọn độ dày và độ cứng trong quy trình mạ crom là sự quyết định trong kỹ thuật, cải thiện hiệu quả tốt nhất của sản phẩm chúng ta cần có được kiến thức cần thiết để lựa chọn nó, nếu không sẽ mang lại những giá trị đảo ngược.

Xi mạ crom cứng Xi mạ crom cứng là một quá trình điện phân sử dụng chất điện phân axit cromic làm cực dương với sự chuyển động của một dòng điện một chiều qua các anốt chì, từ đó tạo lớp mạ crom trên bề mặt sản phẩm.

Xi mạ crom cứng là phương pháp phổ biến nhất trong công nghệ xi mạ crom. Mạ crom cứng tạo một lớp phủ khá dày để chống mài mòn, bôi trơn, giữ dầu,… Ứng dụng tiêu biểu của phương pháp này như mạ các thanh xi lanh thủy lực, trục lăn, vòng bi piston, bề mặt khuôn, các hướng dẫn bằng ren, súng khoan,… Phương pháp này thường được áp dụng cho các sản phẩm bằng thép, nhất là thép cứng.

Xi Mạ Crom cứng là gì? Xi Mạ Crom cứng, còn được gọi là lớp Xi mạ Crom công nghiệp hoặc lớp xi mạ Crom cơ khí.

– Độ dày: Độ dày lớp Phủ Crom phụ thuộc vào thành phần dung dịch điện phân Crom và thời gian xi mạ. Thông thường lớp phủ Crom có độ dày từ 5-200 um, trong các trường hợp nhất định có thể đưa lớp phủ Crom lên đến 1000um. Độ dày lớp phủ crom được kiểm tra bằng máy đo độ dày lớp phủ chuyên dụng.

– Độ cứng lớp phủ crom: Độ cứng lớp phủ Crom phụ thuộc vào thành phần dung dịch cũng như chế độ điện phân. Tùy theo từng loại sản phầm, chi tiết máy, môi trường làm việc mà chúng ta lựa chọn một chế độ nhất định.

– Rockwell: Hay còn gọi tắt là HRC. Thông thường lớp phủ Crom có độ cứng từ 40-69 HRC là phổ biến. Trong các trường hợp đặc biệt có thể đưa lớp phủ Crom lên đến độ cứng 80 HRC.

– Vicker: Hay còn gọi là HV. Độ cứng thông thường của lớp xi crom từ 390 -1100 HV.

– Độ Bóng: Độ bóng bề mặt của lớp phủ crom phụ thuộc vào độ bóng vật liệu nền kim loại điều này có nghĩa là Vật Mạ được gia công càng bóng trước khi tiến hành xi mạ Crom thì quá trình sau Mạ Điện Crom sẽ càng bóng. Thông thường lớp xi phủ Crom cứng thường được kết thúc bằng một quá trình đánh bóng để cải thiện độ bóng cho vật mạ.

Độ bóng lớp phủ crom được đo bằng đồng hồ đo chuyên dụng. Các sản phẩm trên thị trường Việt Nam hiện tại có độ bóng Ra 0.2um.

Ứng Dụng Mạ Crom Cứng: Được sử dụng để làm giảm ma sát, cải thiện độ bền thông qua khả năng chịu mài mòn và chịu ma sát nói chung, gia tăng kích thước phục hồi các chi tiết bị mài mòn, mở rộng khả năng chống ăn mòn hóa học cao Ở những môi trường ăn mòn khăc nghiệt nhất, Mạ phủ lên vật liệu tại các bộ phận bị mòn để khôi phục lại kích thước ban đầu của nó.

Lớp xi phủ Crom là rất cứng, độ cứng từ 65 đến 69 HRC (điều này phụ thuộc vào độ cứng của kim loại nền cơ bản).

Xi Mạ Crom cứng tùy thuộc vào các loại sản phẩm khác nhau và yêu cầu chất lượng tùy thuộc vào môi trường hoạt động, ứng dụng của các chi tiết. Ví dụ, các mạ trên thủy lực thanh piston được kiểm tra để chống ăn mòn với việc thử nghiệm phun muối .

Xi mạ crom được ứng dụng trong công nghệ sản xuất ô tô. Hầu hết các mặt hàng trang trí sáng gắn liền với chiếc xe này được gọi là “mạ Crom”, nghĩa là thép đã trải qua nhiều quá trình mạ để chịu đựng sự thay đổi về nhiệt độ và thời tiết mà một chiếc xe phụ thuộc vào vẻ đẹp bên ngoài.

Các lớp phủ này được sử dụng theo quy trình mạ điện crom ba lớp. Trong đó quy trình công nghệ tuân theo tiêu chí Lớp phủ Đồng- Niken- Crom.

Trước khi các ứng dụng của Crom trong những năm 1920 được tìm ra, thì lớp mạ điện niken được ứng dụng rộng rãi. Trong sản xuất ngắn chạy trước khi nhập cảnh Mỹ vào chiến tranh thế giới thứ hai , chính phủ cấm mạ để lưu crom và ô tô nhà sản xuất sơn các mảnh trang trí trong một màu bổ sung. Trong những năm cuối cùng của chiến tranh Triều Tiên , Mỹ dự tính cấm Crom trong lợi của một vài quy trình rẻ hơn (như mạ kẽm và sau đó phủ bằng nhựa sáng bóng).

Năm 2007, một chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm (RoHS) đã ban hành lệnh cấm một số chất độc hại sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô tại châu Âu, bao gồm crom hóa trị sáu, được sử dụng trong mạ phủ crôm. Tuy nhiên, Crom mạ là kim loại và không chứa crom hóa trị sáu sau khi được rửa sạch.

Xi mạ crom máy công nghiệp: Mạ Crom cứng Là lớp phủ crom kỹ thuật. Nó được gắn trực tiếp lên kim loại nền, không cần qua các lớp mạ lót như trường hợp mạ bảo vệ – trang sức. Tuỳ mục đích mà có thể ứng dụng lớp xi mạ phủ crom sữa, crom xốp, crom bóng…

Xi Mạ phủ Crom Phục Hồi: Loại này tường dùng để mạ tăng tính chịu mài mòn cho các dụng cụ cầm tay, các dụng cụ kiểm tra đo lường, mạ phục hồi kích thức cho các chi tiết máy đã mòn như đầu trục động cơ, máy móc, các cơ cấu chuyển động…)

Xi Mạ phủ Crom tăng cứng bề mặt: Tăng cường bề mặt cho các chi tiết máy mới như vòng găng Piston của động cơ đốt trong. Xi crom các dụng cụ cắt gọt, các khuôn cối đúc hay đột dập các bộ đôi ma sát như Xylanh-piston cơ giới thủy lực, các bộ kéo chuốt dây kim loại….

Ứng Dụng Khác của xi mạ crôm: Xi Mạ crom cứng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vì nó mang lại nhiều tính chất ưu việt cho bề mặt các chi tiết máy mà bản thân vật liệu này không có.

Ngoài độ cứng cao ra lớp Phủ Crom cứng đồng thời còn rất bền với ăn mòn, chống mài mòn rất tốt, bề mặt trơn nhẵn và rất đồng đều, khó thấm ướt, hệ số ma sát nhỏ, gắn bám tốt.

Nhờ các tính chất này, lớp mạ Crom cứng đã làm cho bề mặt các chi tiết máy trở nên tốt hơn và rất đồng nhất về chất lượng, khiến cho thời hạn làm việc của chúng với độ chính xác cao được kéo dài.

Vì sao phải Mạ Crom cứng: Với các tính chất đặc trưng của kim loại crom. Các chi tiết máy hoạt động trong môi trường ma sát cao được Mạ Crom Cứng để tăng cường khả năng chống mài mòn, Giảm ma sát, kéo dài tuổi thọ của máy móc.

Ngoài ra các máy móc thiết bị công nghiệp, với kích thước lớn không thể mạ phủ lớp crom trang trí nên tiến hành Mạ Crom cứng để cải thiện tính chống ăn mòn trong môi trường làm việc. Với các lớp phủ này chỉ cần độ dày từ 10-20um.

Xi Mạ crom trang trí còn được gọi là mạ nickel-chrome bởi trước khi tiến hành mạ crom thì phải mạ một lớp niken lên bề mặt sản phẩm, đôi khi còn có thêm lớp mạ điện trước khi mạ niken. Việc mạ thêm lớp niken này sẽ cung cấp độ mịn, chống ăn mòn cho sản phẩm.

Bạn có thể nhìn thấy những chiếc bánh xe mạ crom có màu sắc ảnh hưởng của mạ niken, trông nó sáng hơn, ít bị trầy xướt, ít bị ăn mòn. Xi mạ crom trang trí tương đối mỏng, nó chỉ được đo bằng khoảng phần triệu inch.

Xi mạ crom trang trí được đưa ra như một giải pháp để cải thiện tính thẩm mỹ và chống ăn mòn cho các sản phẩm kim loại.

Có ánh bạc, sáng xanh bắt mắt hoặc Sáng Satin. Thường được Phủ trên lớp Mạ Niken.

Độ dày lớp xi mạ crom trang trí: Độ dày lớp crom trang trí thông thường khoảng: 0.002 đến 0.005 mm tực là khoảng 2-5 um. Một số trường hợp đặc biệt có thể nâng độ dày lên khoảng 0.01mm

Xi Mạ crom trang trí thông thường sẽ là bước cuối cùng trong quy trình Xi Mạ Crom. Trong đó các lớp phủ như: Xi Mạ Kẽm, Xi Mạ Đồng, Và Xi Mạ Niken thường được sử dụng trước. Khi đo độ dày lớp Xi Mạ điện Crom chúng ta thường đo được độ dày của các lớp Xi mạ Kẽm , Xi Mạ Đồng , Xi Mạ Niken Và Crom, và thông thường nó có độ dày từ 15-25 um.

Mạ phủ Crom trang trí chống ăn mòn với độ dày từ 15-25 um, Cấu tạo lớp Mạ gồm các lớp Đồng- Niken – Crom có thể chịu được 120h Phun nước muối trong quá trình kiểm tra tính Chống Ăn mòn của Sản phẩm.

Phân biệt điểm khác nhau giữa mạ crom cứng và mạ crom trang trí So với mạ crom cứng thì lớp mạ crom trang trí sẽ là lớp phủ cuối cùng nhất trong 3 lớp là phủ đồng-Niken-Crom. Với cách mạ này thì mạ crom trang trí sẽ được thực hiện theo quy trình là: sản phẩm được mạ sẽ được gia công đánh bóng đến khi đạt được độ bóng tiêu chuẩn thì sẽ đưa vào bể mạ đồng lót, tiếp theo là chuyển qua bể mạ niken bóng và cuối cùng mới được đưa vào bể phủ crom trang trí cho sản phẩm.

Với cách mạ này thì sản phẩm hoàn chỉnh sẽ có ánh xanh trông rất bắt mắt, cao cấp và tăng tính thẩm mỹ đáng kể cho từng sản phẩm được mạ.

Nếu như mạ crom cứng được ứng dụng để mạ các thiết bị, máy móc công nghiệp là phổ biến thì mạ crom trang trí dùng để mạ các sản phẩm có tính trang trí cao cấp. Vì vậy, có thể thấp cả 2 hình thức mạ đều có những điểm nổi trội riêng mang lại những lợi ích tuyệt vời cho ngành xi mạ hiện nay.