Thần HERMES (Thần thoại La Mã gọi là Mercury) là sứ giả đưa tin của các vị thần và là người dẫn đường cho các linh hồn sau khi chết xuống địa phủ. Bản tính Hermes vốn hiếu động thông minh từ nhỏ. Chàng từng giúp đỡ các anh hùng Odysseus và Perseus trong những cuộc đi săn của họ.

HIỂU VĂN HÓA ĐỂ HIỂU CHÍNH MÌNH

“Những ngày giãn cách xã hội, tôi sống một mình với rất nhiều thời gian để nghĩ về bản thể của mình. Và trong chính sự băn khoăn với những câu hỏi dành cho bản thân đó, tôi đã có cơ hội để kết nối với những người trẻ qua một ứng dụng cho phép lập ra những phòng trò chuyện chỉ có âm thanh, không có hình ảnh. Tôi nhận ra, dù là bất kỳ ai, mong mỏi biết được về chính mình luôn là điều hiện hữu”. Dung hồi tưởng lại lý do khiến cô bắt đầu hành trình mới của mình.

Phòng trò chuyện của cô ban đầu là để giúp mọi người giải thích ý nghĩa cái tên của họ và khuyến khích họ tự xác định và khẳng định bản thể. “Ví dụ như tên tôi là Mỹ Dung, được gia đình đặt cho với mong muốn tôi sẽ có một nhan sắc xinh đẹp. Nhưng sau này, lớn lên, tôi cảm thấy chữ Dung ấy không nhất thiết phải chỉ nhan sắc bên ngoài, mà nên được hiểu là sự bao dung, tha thứ”. Những chia sẻ vui vẻ này, không chỉ giúp Mỹ Dung thấy rằng kiến thức Hán Nôm của cô không hẳn là phí hoài, mà còn cho cô một thức nhận lớn lao hơn. Cô thấy rằng chúng ta có thể sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, có những khát vọng khác nhau và những thử thách khác nhau, nhưng trước hết, chúng ta vẫn là người Việt. Được biết về văn hóa Việt, được tự hào về thế giới văn hóa đã nuôi dưỡng gia đình và bản thân mình là nhu cầu tự nhiên của con người, dù không phải ai cũng nhận ra hay để ý tới điều đó. Hiểu rõ rằng chữ Hán không chỉ khó, mà còn là văn hóa ngoại nhập, Dung đồng thời cũng nỗ lực giới thiệu văn hóa dân gian đến với người trẻ.

Từ xuất bản, cô bắt đầu thử những phương thức truyền thông khác để giúp người trẻ có thêm cơ hội học về văn hóa Việt Nam thông qua dự án Vacine Văn Hóa. Cô và đồng sự của mình để khán giả tự tìm kiếm những đề tài họ muốn tìm hiểu, sau đó thực hiện những cuộc trò chuyện để họ thấy văn hóa là một quá trình tiếp biến, là sự biến đổi liên tục để có thể thích ứng với thay đổi xã hội, để họ có thể nhìn ra được căn nguyên lý do của những hoạt động văn hóa truyền thống vẫn được duy trì đến tận ngày nay của người Việt. Và cũng bất ngờ thay, những hoạt động vì cộng động này lại giúp Mỹ Dung nhận ra chính mình: “Hóa ra, tôi đã vốn luôn lưu tâm đến những điều này từ ngay buổi đầu sự nghiệp của mình. Các cuốn sách tranh tôi viết cho trẻ em luôn lấy bối cảnh đồng quê, và khi làm việc với họa sĩ minh họa, tôi luôn nhờ họ vẽ nhân vật mặc trang phục truyền thống. Có lẽ, đó chính là căn tính Việt Nam trong tôi, dù chính tôi không nhận ra”.

Sự thấu hiểu về chính mình lại tiếp tục cho Mỹ Dung động lực để sáng tạo và đóng góp. Cô chỉ ra rằng thị trường sách cho trẻ em ở Việt Nam có quá nhiều sách dịch và trao quá ít cơ hội cho tác giả và họa sĩ minh họa Việt Nam. Cô đang phát triển một dòng sách tâm lý cho trẻ em để không chỉ trẻ em mà cả phụ huynh cũng có cơ hội hiểu các trạng thái cảm xúc của trẻ nhỏ, và học cách chấp nhận mọi cảm xúc, dù đó là tích cực hay tiêu cực. Dòng sách này có thể trải dài từ những cảm xúc đơn giản đến những chứng rối loạn tâm lý và những hướng giải quyết phù hợp. Một dòng sách khác cũng nằm trong kế hoạch của cô là dòng sách sức khỏe thường thức, nhắm đến việc chăm sóc cơ thể hàng ngày từ thiếu nhi đến người cao tuổi. Bên cạnh đó, nỗ lực để lưu giữ và nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam của cô vẫn sẽ được tiếp tục với một BST sách kể lại các câu chuyện thần thoại dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và minh họa chính xác.

Dung hiểu rõ cô có tham vọng đóng góp lớn, và không thể làm được mọi thứ một mình. “Tôi may mắn luôn có những người giỏi giang đồng hành cùng mình. Tôi biết ơn họ, biết ơn cuộc sống của mình. Và đó là điều góp phần mang lại cho tôi sự hạnh phúc”.

OKARA Studio - Phòng thu Online đầu tiên tại Việt Nam

GP: 434/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 11/09/2017

Truyện đọc cho bé: Khỉ và cá sấu

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.

Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.

Kể chuyện bé nghe: Chú thỏ thông minh

Để giấc ngủ của con được lấp đầy bởi những giấc mơ đẹp, mẹ hãy dùng giọng kể truyền cảm để đọc truyện cho bé nghe về câu chuyện chú thỏ thông minh sau đây:

Trong một khu rừng nọ, thỏ con và mẹ sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi ngày, chú thỏ con đều chạy ra bờ sông để uống nước. Cứ mỗi lần trước khi thỏ con đi, thỏ mẹ đều nhắc nhở:

– Con đi cẩn thận nhé, hãy chú ý xung quanh, vì cáo cũng thường ra sông dạo chơi lắm đấy!

Một ngày kia, thỏ con vừa ra bờ sông, mới cúi xuống mặt sông để uống nước thì thỏ con bất ngờ nhìn thấy cáo. Thỏ con rất lo lắng, nhưng cáo lại ra vẻ rất thân thiện chào hỏi thỏ con:

– Chào thỏ con, hãy lên lưng anh, anh cõng thỏ con vào rừng ngắm hoa, hái nấm nào!

Trước lời mời gọi thân mật đó, thỏ con lo sợ nhưng vẫn nhớ lời mẹ dặn, nhanh trí nghĩ ra một mẹo hay. Thế là, thỏ con trả lời cáo:

– Thế thì thích quá anh cáo ơi. Anh chờ em về nhà lấy nón đội che nắng đã nhé!

Vừa dứt lời, thỏ con chạy nhanh về nhà rồi kể cho thỏ mẹ nghe câu chuyện vừa gặp cáo bên bờ sông. Thỏ mẹ ôm thỏ con vào lòng, vừa xoa đầu vừa khen thỏ con nhanh trí, thông minh.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Trong bất kỳ tình huống căng thẳng nào, con đều phải bình tĩnh. Việc rèn luyện sự nhanh trí hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong tương lai, hỗ trợ con giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Kể chuyện bé nghe: Chén canh hẹ và tấm lòng hiếu thảo

Ngày xưa, có một người con rất có hiếu nhưng không may mắc tội oan, bị giam vào tù không cho ai thăm hỏi. Một ngày nọ, người mẹ nấu canh hẹ nhờ chủ ngục đưa hộ vào cho người con.

Trong tù, người con nhận được chén canh hẹ mà không ăn, chỉ bật khóc nức nở. Chủ ngục thấy vậy bèn hỏi lý do vì sao anh không ăn mà lại ngồi khóc. Người con trả lời:

– Tôi còn mẹ già ở nhà. Mẹ tôi mỗi khi nấu canh hẹ thường lấy thước đo từng tấc để món canh trông bắt mắt. Nay tôi nhìn thấy chén canh hẹ này, tôi biết rằng mẹ tôi đã phải thức khuya dậy sớm đo từng cọng hẹ để nấu canh cho tôi, rồi phải lặn lội từ nhà đến tận đây để mang canh cho tôi ăn và thăm tôi, mà tôi lại không được ra thăm mẹ. Trong lòng tôi xót thương mẹ sao ăn cho đặng.

Chủ ngục nghe thấy bèn thương tình, trình lên cho quan chuyện vừa xảy ra. Quan thiết nghĩ, một người có hiếu như vậy há chăng lại làm điều phạm pháp? Thế là, quan cho xét lại án, thì đúng thật là người con đã bị oan, nên được thả ra. Hai mẹ con được sum vầy hạnh phúc.

Ý nghĩa của câu chuyện khi bạn kể chuyện bé nghe: Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó là nét đạo đức làm nên con người tốt đẹp. Ngoài ra, cần xem xét lại những quyết định của bản thân; để đánh giá và nhìn nhận đúng bản chất con người, sự vật, sự việc xung quanh.