Đi ra nước ngoài hay xuất cảnh là việc công dân Việt Nam sẽ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua các cửa khẩu đến vùng lãnh thổ khác. Để được xuất cảnh thì công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật xuất cảnh nhập cảnh năm 2019, gồm:

NHIỀU CÔ GÁI ĐÃ TÌM ĐƯỢC HẠNH PHÚC CỦA MÌNH

Kết hôn với người nước ngoài không khó như các bạn nghĩ.

Hiện nay việc kết hôn với người nước ngoài đã ngày càng phổ biến và an toàn hơn rất nhiều, hãy để chúng tôi là cầu nối giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm được hạnh phúc của mình qua việc tìm hiểu thêm những chàng trai nước ngoài đang mong muốn có một cô vợ Việt Nam nhé.

VTV.vn - Sau thời gian tạm lắng, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài có dấu hiệu gia tăng ở ĐBSCL, lý do là vì thủ tục pháp lý đã được đơn giản hóa, điều kiện kết hôn giảm bớt.

Môi trường nước ngoài với nền kinh tế phát triển là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ Việt, với mong muốn được xuất ngoại, đổi đời. Từ đó, những hội nhóm môi giới nở rộ nhằm đáp ứng nhu cầu này, trong số đó có những đất nước có đông đảo người quan tâm và lựa chọn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

Nhiều người có nhu cầu lấy chồng hoặc vợ ngoại quốc nhưng không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài và khả năng ngoại ngữ hạn chế thường tìm đến mai mối. Đây cũng là cơ hội cho các thành phần lừa đảo giả danh người môi giới để giăng bẫy.

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hội nhóm mai mối kết hôn “vượt biên giới” thu hút nhiều người tham gia. Quả thật, chỉ cần gõ cụm từ “mai mối lấy chồng ngoại” sẽ cho ra một loạt những hội nhóm với hàng chục nghìn thành viên như “Mai mối kết hôn Việt - Hàn”, “Mai mối kết hôn Hàn Quốc”, “Mai mối lấy chồng Hàn Quốc”, “Hội mai mối kết hôn Việt - Mỹ”... Tại các hội nhóm này, nhiều “ông mai”, “bà mối” hoạt động nhộn nhịp đăng bài tìm dâu, giới thiệu những người nước ngoài đang có nhu cầu tìm vợ ở Việt Nam.

Các hội, nhóm này thường xuyên cập nhật thông tin về các chàng rể nước ngoài, phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc... tuổi cũng xấp xỉ 40-50 nhưng được tâng bốc lên mây, với công việc ổn định, nhà lầu, xe hơi, đầy đủ điều kiện như những đại gia thứ thiệt, nhưng lại không ghi rõ tên, nơi sinh sống, kèm theo tiêu chuẩn chọn vợ Việt. Còn chị em người Việt cũng thi nhau “thả thính”, làm quen, giới thiệu bản thân với những lời có cánh để tự tìm nửa kia của cuộc đời mình.

Nick H.N đăng tuyển bạn gái cho một chàng rể Trung Quốc với hình ảnh khá điển trai, profile (thông tin cá nhân) khủng: “Em tuyển bạn gái cho Trung Quốc xinh trai này ạ. Tên: Lý Cường Quốc, tuổi 32 (độc thân). Chiều cao: 180 cm. Cân nặng: 64 kg. Nghề nghiệp: Tổng giám đốc công ty. Thu nhập: 200 tr/tháng. Có nhà, sống ở TP Hồ Chí Minh”.

Chưa biết thực hư chú rể là người thế nào nhưng tiêu chuẩn chọn cô dâu của các chàng rể ngoại quốc cũng không hề khắt khe khiến chị em thi nhau vào ứng tuyển. Nick H.D đăng tuyển trong một hội nhóm mai mối: “Cần gấp dâu miền Nam miền Tây ạ. Yêu cầu: Dâu thật sự thiện chí, tuổi từ 19-32 tuổi. Nhận dâu độc thân, ly hôn, dâu có quá khứ, không yêu cầu ngoại hình. Giấy tờ thủ tục hợp pháp, miễn phí 100%. Rể trực tiếp bên em đưa về, không qua mối. Đám cưới theo phong tục truyền thống Việt Nam. Hỗ trợ ba mẹ dâu sang Trung Quốc dự đám cưới con gái. Sính lễ cao, mâm quả, album cưới miễn phí. Bên em chỉ nhận dâu thiện chí, dâu trực tiếp, mối lái đừng inbox mất thời gian nhau nhé”.

Từ các trang mạng này, phóng viên đã liên hệ với bà mối online có H.T theo lời quảng cáo tìm dâu cho rể Hàn Quốc. Người này cho biết, quy trình tuyển dâu Việt cho rể Hàn khá đơn giản không tốn bất kì chi phí nào. Ứng viên chỉ cần gửi ảnh, thông tin. Nếu cả hai bên đều ưng ý thì sẽ gọi video call trò truyện mỗi ngày, có thông dịch viên giúp hai bên gia đình hiểu nhau hơn. Nếu cả hai bên thấy có thể tiến xa hơn nữa thì rể sẽ về Việt Nam gặp mặt trực tiếp. Sau khi được tuyển, dâu trong thời gian chờ kết hôn sẽ học tiếng Hàn và chuẩn bị giấy tờ kết hôn để bay, trước đó sẽ làm lễ đính hôn và đám cưới truyền thống tại quê nhà cô dâu.

Còn với nhu cầu tuyển rể của chị em thì sẽ phải mất chi phí cho công ty môi giới. Theo một bà mối online, chỉ cần bỏ ra 2 triệu đồng là có thể xem mặt, làm quen với 3 đến 5 chàng rể Hàn Quốc. Công ty môi giới sẽ tổ chức cho các cô gái gặp trực tiếp các chàng trai Hàn Quốc ngay tại TP Hồ Chí Minh. Nếu hai bên đồng ý sẽ tổ chức ngay lễ đính hôn. Khi đó, cô dâu phải đặt cọc cho bà mối từ 10 đến 15 triệu đồng để làm các thủ tục kết hôn. Điều đáng nói, từ lúc gặp mặt đến đăng ký kết hôn chỉ diễn ra chóng vánh từ 4-5 ngày. Sau đó, các cô gái sẽ tham gia khóa học tiếng Hàn (từ 3-5 tháng) còn chú rể trở về nước đợi khi cô gái học xong sẽ quay lại đón.

Bẫy lừa từ những cuộc hôn nhân xuyên biên giới

Nhiều cô gái Việt mong muốn lấy được chồng ngoại quốc để đổi đời, sung sướng hay tìm kiếm tình yêu lãng mạn như trên phim ảnh. Đặc biệt là những phụ nữ trẻ người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các địa bàn vùng núi, nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa, hiểu biết về pháp luật hạn chế thì nhu cầu lấy chồng ngoại càng cao.

Họ thường tìm hiểu qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Wechat rồi tự nguyện kết hôn với người nước ngoài hoặc thông qua họ hàng, bạn bè đang sinh sống, lấy chồng ở nước ngoài giới thiệu, mai mối; vì mục đích kinh tế, muốn có cuộc sống nhàn hạ. Còn nhiều người đàn ông nước ngoài muốn lấy vợ Việt chủ yếu là người có độ tuổi ngoài 30 trở lên, sống ở các vùng nông thôn, có thu nhập thấp, công việc không ổn định, cơ bản là lao động phổ thông hoặc làm công nhân trong các nhà máy, phân xưởng không đủ khả năng kinh tế lấy vợ trong nước. Trong khi đó, nếu kết hôn với phụ nữ Việt thì chi phí thấp, thuận tiện đi lại, thủ tục đăng kí kết hôn dễ dàng.

Các cuộc hôn nhân qua mai mối này không xuất phát từ nền tảng của sự cảm thông, chia sẻ nên các cô gái thường nhận cái kết đắng hoặc vỡ mộng khi trở thành dâu xứ người, hoặc trở thành miếng mồi béo bở của những kẻ môi giới bất lương.

Chị H.N (Hải Dương) là một trong những nạn nhân đã dính bẫy lừa đảo của một người giả danh môi giới trong hội nhóm “Hội mai mối kết hôn Hàn - Việt”. Khi nhìn thấy một tài khoản đăng tải thông tìm kiếm vợ cho một người đàn ông Hàn Quốc, chị H.N đã nhắn tin để trao đổi và được người này giới thiệu thông tin, yêu cầu của chàng rể. Sau đó, chị N đã chuyển 5 triệu đồng để đặt cọc, cũng như mua vé máy bay vào TP Hồ Chí Minh chuẩn bị cho buổi ra mắt vài ngày sau đó, với lời hứa hẹn người môi giới sẽ gửi thông tin vé máy bay, địa chỉ, ngày giờ xem mặt. Thế nhưng, vài ngày sau chưa thấy bà mối liên hệ lại, chị N gọi điện nhắn tin thì đã bị chặn liên lạc.

Hay, như trường hợp của chị M.Y (Hải Phòng) cũng cay đắng khi dính phải công ty môi giới lừa đảo. Theo thông tin đăng tải trên mạng xã hội, chị tìm đến một công ty môi giới ở Hải Phòng với giấc mơ xuất ngoại. Sau đó chị được mai mối với một người đàn ông Hàn Quốc hơn 50 tuổi. Ngay khi mặc xong váy cưới và chuẩn bị làm lễ đính hôn, phía mai mối yêu cầu chị phải đặt cọc 1.000 USD (tương đương với 23 triệu đồng ở thời điểm xảy ra vụ việc) và ký giấy cam kết.

Tuy nhiên, sau khi đính hôn và đi “tuần trăng mật”, chị phát hiện chú rể bị bệnh ngoài da khá nặng và có báo lại công ty về tình trạng trên đồng thời đòi hủy hôn do phía mai mối không nói rõ về tình trạng bệnh của chú rể. Nhưng, bà mối bảo chờ rể quay trở lại Hàn Quốc rồi sẽ giải quyết bằng cách giới thiệu người khác cho chị. Ròng rã nhiều tháng trời, chị không được giới thiệu thêm một người nào. Khi có hỏi lại tiền cọc thì bên mai mối tìm đủ lý do để không trả cọc và chặn liên lạc.

Cũng theo chị Y, một cô dâu được tổ chức đính hôn cùng ngày với chị cũng bị bùng tiền cọc do cô dâu hủy hôn trước, trong khi lỗi là do chú rể. Khi mai mối, họ có giới thiệu chú rể làm nhân viên văn phòng, thu nhập tương đối cao, nhưng khi đính hôn xong cô dâu này mới phát hiện ra chú rể làm lao động tự do, thu nhập không ổn định, ai thuê gì làm nấy. Chưa kể chàng rể còn là người gia trưởng, thường xuyên ghen tuông nên cô dâu mới bỏ. Thế nhưng, mối cũng không trả lại tiền với lý do cô dâu tự ý hủy hôn.

Không chỉ các cô dâu bị lừa cay đắng, mà nhiều chú rể ngoại vì muốn lấy vợ Việt cũng bị các công ty môi giới lừa đảo số tiền khá lớn. Mới đây, Công an tỉnh Lào Cai bắt giữ 6 đối tượng có hành vi  lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Theo đơn tố giác của ông Yang Min Jun (sinh năm 1972, trú tại huyện Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), ông và một công dân Trung Quốc khác bị một số công dân Việt Nam có hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 21.000 nhân dân tệ (NDT).

Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng CSHS Công an tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng xác minh thông tin và điều tra vụ việc. Đến ngày 21/6/2024, Phòng CSHS Công an tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Công an huyện Bảo Thắng (Lào Cai); Công an huyện Văn Yên (Yên Bái); Công an huyện Từ Sơn (Bắc Ninh); Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hải Dương; Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đồng loạt triệu tập các đối tượng có liên quan gồm: Lương Văn Tuân (sinh năm 1986, trú tại xã Hà Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ), Vi Thị Vĩnh (tên gọi khác là Hoa, sinh năm 1997), Vi Thị Dự (sinh năm 2000), Vi Thị Ngân (sinh năm 2003) Vi Thị Nghĩa, (sinh năm 2005), Hoàng Thị Khánh (sinh năm 2003) cùng trú tại tỉnh Bắc Giang.

Quá trình đấu tranh, các đối tượng khai nhận từ tháng 3/2024 bằng phương thức, thủ đoạn sử dụng thông tin gian dối thông qua việc môi giới cho phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Trung Quốc để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4 công dân Trung Quốc cùng trú tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc với tổng số tiền 160.000 NDT (khoảng hơn 500 triệu đồng tiền Việt Nam).

Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng đã xây dựng kịch bản tinh vi. Thuê nhà và thuê người đóng vai bố mẹ, người thân của cô dâu để đưa nạn nhân người Trung Quốc về ra mắt gia đình. Sau đó, các đối tượng làm giả giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để gả cưới cho người Trung Quốc. Mục đích của các đối tượng là chiếm đoạt tiền và quà sính lễ để cùng nhau ăn chia. Sau đó cô dâu sẽ bỏ trốn, không thực hiện lễ hỏi cưới như đã thỏa thuận.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Văn phòng của Francis Toh nằm khuất giữa những trung tâm giới thiệu việc làm dọc khu phố mua sắm Katong, Singapore. Bên trong, gần chục cô gái người Việt ăn mặc đẹp, tô son điểm phấn ngồi đợi "chồng tương lai" đến xem mặt.

Trung tâm của ông Toh, 58 tuổi, chuyên giới thiệu đàn ông địa phương với cô dâu nước ngoài, chủ yếu là từ Việt Nam và Trung Quốc. Bên ngoài văn phòng, ông đặt tấm biển lớn có hai chữ "cô dâu" bằng tiếng Trung.

Các khách hàng của ông Toh là những người đàn ông khó tìm được vợ bản địa. Họ thuộc tầng lớp lao động chân tay, trong độ tuổi từ 30 đến 50, ít được học hành. Họ muốn tìm những cô vợ trẻ, dễ bảo và là người ngoại quốc.

Đối với những cô gái từ 18-25 tuổi, xuất thân ở những vùng nông thôn miền nam của Việt Nam như Tây Ninh và Bình Thuận, lấy được những người chồng Singapore như thế đã là cơ hội lớn để thoát khỏi cuộc sống cơ cực ở quê nhà.

"Đây không phải là hôn nhân vì tình yêu, nhưng ai quan tâm đến chuyện đó? Phụ nữ chỉ cần có người chu cấp cho họ, còn đàn ông thì muốn tìm vợ, lợi cả đôi bên", ông Toh nói.

Ông bắt đầu ngành kinh doanh mai mối này từ năm 1998 và thành lập công ty riêng vào năm 2004. Những ngày đầu, ông chủ yếu dẫn khách hàng sang Việt Nam "xem mặt". Mỗi nhóm sang Việt Nam có 8 người đàn ông. Họ đi vào những làng quê, nơi các cô gái ăn diện quyến rũ đã xếp hàng đợi sẵn, để lựa chọn và thậm chí còn tổ chức tiệc cưới.

Gói dịch vụ này có giá hơn 12.800 USD, bao gồm tiền vé máy bay, chi phí khám sức khỏe cô dâu, tiền công cho người mai mối và những nhân tố trung gian khác.

Chính trong một chuyến đi tương tự vào năm 1999 về Việt Nam, ông Toh đã gặp bà Rachel Nguyễn, vợ của ông hiện giờ. Họ kết hôn với nhau 4 năm sau đó và đã có một con gái 9 tuổi. Bà Nguyễn, 30 tuổi, hiện là chủ một cửa hàng làm móng tay ở khu người Hoa.

"Miễn là có sự gắn kết và kiên nhẫn trong hôn nhân, bạn có thể sẽ tìm thấy được hạnh phúc dài lâu", ông Toh nói về hôn nhân của mình.

Hiện tại, ông Toh đưa các cô gái Việt Nam sang Singapore để khách hàng trực tiếp lựa chọn. Họ sống cùng gia đình ông trong căn hộ 4 phòng ở khu Chai Chee.

Hàng ngày, các cô sẽ gặp mặt những ông chồng tương lai. Nếu khách hàng vừa ý, họ sẽ trả cho trung tâm của ông Toh 6.800 USD bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu. Tuy nhiên, trung tâm của ông cũng không tránh khỏi trường hợp bị lỗ vốn khi các cô gái không được tìm "ý trung nhân".

"Chúng tôi bao chi phí ăn ở và vé máy bay cho họ, lên đến 700 USD mỗi cô", ông cho biết. "Chúng tôi cũng phải chi ra 1.500 USD mỗi tháng để đăng quảng cáo trên báo cho họ".

Mỗi tháng, ông cũng gặp ít nhất hai trường hợp, trong đó các cô gái đề nghị ông sắp xếp cho họ một cuộc hôn nhân giả mạo, vốn bị xem là phạm pháp ở Singapore. Tuy nhiên, ông Toh thẳng thắn từ chối những yêu cầu này vì không muốn gặp rắc rối.

Thi thoảng lại có những phụ nữ trở về nhà trắng tay vì họ đòi hỏi quá cao. Ví dụ, năm 2007, một phụ nữ 42 tuổi ở Trung Quốc tìm đến trung tâm của ông. Cô kiếm được 200 USD mỗi tháng nhưng lại muốn tìm một người chồng với mức thu nhập 3.000-6.000 USD một tháng, có nhà riêng và có công ty riêng. Ông Toh khẳng định một người chồng như yêu cầu trên là "không thực tế" và cuối cùng, cô phải trở về Trung Quốc.

Không chỉ riêng phụ nữ, ông Toh cũng gặp không ít rắc rối với cánh khách hàng là đàn ông. Cứ 10 khách hàng lại có một người nói rằng họ không lựa chọn được cô dâu để tránh phải trả phí cho ông. Thực tế, họ đã lén lút thỏa thuận với các cô gái và kết hôn sau lưng ông Toh.

Khi gặp khủng hoảng trong hôn nhân, một số khách hàng cũng quay lại tìm ông Toh. Với những trường hợp như thế, ông cho biết mình không thể xử lý chuyện gia đình giúp họ. Trường hợp duy nhất mà ông quyết định can thiệp là vào năm 2009, khi ông mai mối một cô gái Việt Nam 21 tuổi cho một người đàn ông Singapore 50 tuổi.

Chưa đầy hai tuần sau, cô gái quay lại trung tâm và cầu cứu ông Toh. Cô kể rằng một đêm trước đám cưới, ông chồng tương lai uống rượu say mèm và dùng dao ép cô ngủ với ông ta.

"Tôi đã đưa cô ấy trở về Việt Nam. Tôi cũng không hoàn phí lại cho ông ta, vì ông ta giấu tôi thói quen uống rượu", ông Toh nói.

Bất chấp những trường hợp dở khóc dở cười trên, trung tâm của ông Toh vẫn là nơi mai mối thành công cho hai hoặc ba cặp vợ chồng mỗi tháng.

Từ khi mở trang web riêng năm 2007, ông tiếp nhận cả khách hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Họ chủ yếu xem ảnh của các cô gái thông qua trang web rồi mới đến xem mặt trực tiếp.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả đối với công việc của ông. Ông Toh vẫn nhớ một câu chuyện cảm động khi một bà chủ đến trung tâm của ông năm 2007 để tìm vợ cho nhân viên. Bà lo hết mọi chi phí và nhiệt tình chọn lựa người vợ tương lai cho cấp dưới của mình.

"Một bà chủ đối xử với nhân viên của mình tốt như thế thật hiếm có", ông nói.

Theo quy định pháp luật, việc ra nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được tự do xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc có chồng làm công an có được đi nước ngoài không vì công an là một ngành khá đặc thù.

Câu hỏi: Xin chào mọi người, sắp tới có dự định ra nước ngoài du dịch. Nhưng tôi đang thắc mắc là việc đi nước ngoài có trở ngại gì không khi mà chồng tôi là công an. Vì vậy tôi muốn hỏi có chồng công an có được đi nước ngoài không?