Theo tờ Nikkei, châu Á hiện có khoảng 4.085 doanh nghiệp có vốn hoá ít nhất 1 tỷ USD.

Top 10: Sumitomo Mitsui Financial Group (TYO:8316)

Sumitomo Mitsui Financial Group là một tổ chức dịch vụ tài chính đa quốc gia Nhật Bản, được thành lập vào tháng 12 năm 2002 thông qua việc chuyển nhượng cổ phần từ Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC). Thế mạnh của SMFG là thu được tỷ suất lợi nhuận cao trong các giao dịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, với cấu trúc chi phí thấp tổng tài sản hợp nhất của SMFG đã vượt lên 270 nghìn tỷ yên vào thời điểm cuối tháng 3 năm 2023.

Tập đoàn SMFG được niêm yết tại phân khúc thị trường Prime của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) với mã chứng khoán là 8316. Giá trị vốn hoá thị trường hiện nay của ngân hàng SMFG là 12.711 tỷ yên tương đương với khoảng 83 tỷ USD (tỷ giá USD/JPY = 152.2, cập nhật 15:30 ngày 1/11/2024). Gần đây, ngân hàng BOJ đã gỡ bỏ chính sách lãi suất âm và có phát ngôn liên quan đến việc tăng lãi suất, nên giá cổ phiếu của các ngân hàng ở trong nước có xu hướng tăng mạnh.

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2024, doanh thu của SMFG tiếp tục tăng hơn 50% lên 9.353 tỷ yên và lợi nhuận ròng tăng 19,5% lên gần 963 tỷ yên. SMFG cũng đưa ra dự báo mạnh mẽ với mức tăng trưởng lợi nhuận cho năm tài chính 2024 là 10% tương đương với lợi nhuận ròng 1.060 tỷ yên. Dự kiến ​​​​đây sẽ lần đầu tiên lợi nhuận ròng của tập đoàn SMFG vượt quá 1 nghìn tỷ yên và đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đạt lợi nhuận cao kỷ lục. Ngoài ra, SMFG cũng tăng mức chi trả cổ tức lên 330 yên/cổ phiếu và dự kiến chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 1:3 vào ngày 30 tháng 9.

Trên đây là top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất tại Nhật Bản, mỗi công ty đều có chiến lược và hoạt động trong lĩnh vực khác nhau. Dù vậy, tất cả đều là những tập đoàn hàng đầu của đất nước Mặt trời mọc và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của Nhật Bản cũng như toàn cầu.

Vốn hóa thị trường là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá giá trị của một công ty. Tuy nhiên, nó chỉ là một trong các chỉ số cần xem xét để đánh giá tình hình kinh doanh và độ hấp dẫn của một công ty trên thị trường. Việc đánh giá toàn diện về hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty và các yếu tố khác là điều cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những công ty có vốn hóa lớn nhất tại Nhật Bản và cũng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để tham khảo khi quan tâm đến các công ty này.

Ngày 6/10/2021, Hãng dữ liệu của Anh quốc Refinitiv Eikon (tiền thân là Thomson Reuters Data) công bố Top 30 công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đứng thứ 15 trong danh sách này với mức vốn hóa 11 tỷ đô la Mỹ, lớn hơn vốn hóa của Tập đoàn Thép hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings.

Hòa Phát lọt Top 15 công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới (nguồn: Theo Refinitiv Eikon ngày 6/10/2021)

Nhà sản xuất thép có sản lượng hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings có vốn hóa 8,9 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 19. Một doanh nghiệp thép lớn của Úc là BlueScope Steel cũng góp mặt trong danh sách này với vốn hóa 7,3 tỷ đô la Mỹ tương đương vị trí số 23 trong danh sách.

Với công suất thép thô 8 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á và tương đương nhà sản xuất thép Top 50 thế giới.

Tập đoàn Hòa Phát hiện có vốn điều lệ 44.729 tỷ đồng, lớn thứ 4 trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong phiên giao dịch ngày 6/10, cố phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát chính thức lập đỉnh mới khi đóng cửa ở mức 56.100 đồng. Với tổng số 4,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, mức vốn hóa của HPG đạt 250.000 tỷ đồng, tương đương 11 tỷ đô la Mỹ. Lũy kế 9 tháng 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng thép thô 6,1 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 43%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn. Tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ.

Top 6: Fast Retailing (TYO: 9983)

Fast Retailing là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Nhật Bản, được thành lập vào năm 1963 với tên gọi Ogori Shoji Co., Ltd. Sau khi chuyển đổi thành Fast Retailing Co., Ltd vào năm 1991, công ty đã nhanh chóng phát triển và trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản.

Xem thêm: TOP 10 TỶ PHÚ NHẬT BẢN, ÔNG CHỦ UNIQLO DẪN ĐẦU

Fast Retailing được niêm yết tại phân khúc thị trường Prime của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) với mã chứng khoán là 9983. Giá trị vốn hóa thị trường hiện nay của Fast Retailing là 15.319 tỷ yên tương đương với khoảng 101 tỷ USD (tỷ giá USD/JPY = 152.2, cập nhật 15:30 ngày 1/11/2024).

Lĩnh vực hoạt động chính của Fast Retailing là thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm thời trang, bao gồm các thương hiệu Uniqlo, GU, Theory, Comptoir des Cotonniers và J Brand. Công ty cũng đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như bán hàng trực tuyến và kinh doanh bán lẻ tại các thị trường quốc tế.

Về doanh thu và lợi nhuận, theo báo cáo tài chính của Fast Retailing, công ty đã đạt doanh thu gộp là 2.766 tỷ yên và lợi nhuận ròng 296 tỷ yên trong năm tài khoá kết thúc vào tháng 8 năm 2023. Tập đoàn này cũng đưa ra dự báo mạnh mẽ cho năm tài khoá 2024 với mức tăng trưởng doanh thu 10% lên 3.050 tỷ yên và lợi nhuận gộp là 310 tỷ yên tăng gần 5% so với năm trước.

Top 1: Tập đoàn Toyota Motor (TYO: 7203)

Tập đoàn ô tô Toyota (Toyota Motor Corporation) là nhà sản xuất ô tô toàn cầu được thành lập vào năm 1937 bởi ông Toyoda Kiichiro và có trụ sở chính tại thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Với hơn 80 năm phát triển, Toyota đã trở thành một trong những thương hiệu ô tô nổi tiếng và uy tín nhất trên toàn cầu.

Xem thêm: TOYOTA TIẾT LỘ SẼ TUNG 10 XE EV THẾ HỆ MỚI

Tập đoàn Toyota được niêm yết tại phân khúc thị trường Prime của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) với mã chứng khoán là 7203. Giá trị vốn hóa thị trường hiện nay của Toyota là 41.312 tỷ yên tương đương với khoảng 271 tỷ USD (tỷ giá USD/JPY = 152.2, cập nhật 15:30 ngày 1/11/2024). Mặc dù, chỉ sau 5 ngày sau vụ bê bối gian lận chứng nhận, giá trị vốn hoá của Toyota đã bay mất 2 nghìn tỷ yên nhưng Toyota vẫn là một công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Nhật Bản trong nhiều năm liên tiếp.

Xem thêm: 5 HÃNG Ô TÔ NHẬT GIAN LẬN CHỨNG NHẬN Ô TÔ

Toyota là một tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm sản xuất ô tô, tài chính, robot, thiết bị y tế và các sản phẩm liên quan đến năng lượng sạch. Hãng Toyota được biết đến với việc sản xuất những dòng xe ô tô chất lượng cao, tiết kiệm nhiên liệu và có độ bền cao.

Mặc dù, dịch Covid-19 đã khiến Toyota gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm tài chính 2023 (từ 1/4/2023 – 31/3/2024), nhưng họ vẫn bán ra được 11 triệu 90 nghìn chiếc xe trên toàn cầu, ghi nhận tăng tưởng 5%. Doanh thu của Toyota đã tăng 21,4% so với năm tài chính 2022 ghi nhận hơn 45.095 tỷ yên. Nhờ tác động của đồng yên yếu Toyota đã ghi nhận lợi nhuận kinh doanh hơn 5 nghìn tỷ yên, trở thành doanh nghiệp Nhật Bản đầu tiên có mức lợi nhuận KD trên 5 nghìn tỷ yên. Tuy nhiên, đối với năm tài chính 2024, Toyota đưa ra bự báo tăng doanh thu nhưng lợi nhuận giảm 27% vì các khoản đầu tư cho tương lai.

Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính Toyota năm 2023