Tại Việt Nam, hai mô hình doanh nghiệp phổ biến là Doanh nghiệp EPE(Chế xuất) và Doanh nghiệp Không chế xuất (Non-EPE). Mỗi loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm riêng với những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bài viết này sẽ so sánh chi tiết giữa doanh nghiệp EPE và Non-EPE. Sau đây, xin mời bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Công ty Luật Siglaw: So sánh doanh nghiệp EPE và Non-EPE.

So sánh doanh nghiệp EPE và Non-EPE

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Do đó việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp EPE hay Non-EPE còn cần phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác như: mục tiêu kinh doanh, khả năng tài chính và kế hoạch kinh doanh, phát triển của từng doanh nghiệp cụ thể. Từ những phân tích trên, có thể thấy doanh nghiệp EPE phù hợp với các doanh nghiệp muốn tập trung vào xuất khẩu và tận dụng các ưu đãi thuế. Trong khi đó, doanh nghiệp Non-EPE sẽ thích hợp với những doanh nghiệp hướng tới sự linh hoạt hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm trong nước và đơn giản hóa các thủ tục về hải quan.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về So sánh doanh nghiệp EPE và Non-EPE. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về sự khác biệt giữa doanh nghiệp EPE và Non-EPE. Nếu bạn còn gặp các vấn đề liên quan đến Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Redsunland.vn – Loại hình doanh nghiệp chế xuất ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp chế xuất (EPE) và những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp EPE.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.

II. Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp EPE

Điều kiện xây dựng nhà xưởng EPE được cụ thể hoá tại Điều 28A Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan:

Trên đây Redsunland đã giải đáp những vấn đề cơ bản gồm khái niệm, chính sách ưu đãi và điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất, cũng như những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất, hi vọng mang tới những thông tin hữu ích tới quý độc giả. Xem thêm các bài viết khác của Redsunland tại đây.

EPE là doanh nghiệp chế xuất, được thành lập trong khu chế xuất và phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn cơ bản mới được phép thành lập.

EPE là tên viết tắt của Enterprise Processing Export. Dịch ra tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là doanh nghiệp chế xuất. Đây là một loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng.

Phải có danh sách cổ đông cụ thể

Hoạt động của doanh nghiệp EPE khá phức tạp. Vì vậy, nhà nước cũng có những chế tài đặc thù để quản lý các doanh nghiệp EPE. Do đó, một trong các điều kiện và thủ tục cần thiết chính là phải trình được danh sách thành viên hay cổ đông sáng lập. Hồ sơ cơ bản gồm chứng minh thư, hộ chiếu và tất cả đều phải được công khai.

Ngoài ra, bất cứ những gì liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp EPE cũng phải được các cổ đông thông qua, bao gồm vốn điều lệ, tỷ lệ nguồn vốn. Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện này, thì việc thành lập doanh nghiệp EPE sẽ thuận tiện hơn.

Khái niệm doanh nghiệp chế xuất

Theo Khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất (EPE – viết tắt của Export Processing Enterprise) là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Trong đó, hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp EPE

So với thành lập một doanh nghiệp thông thường, thì điều kiện thành lập doanh nghiệp EPE phức tạp hơn rất nhiều. Thủ tục thành lập cũng sẽ khó khăn hơn và nếu không thỏa một trong các điều kiện sau đây, thì khó có thể đảm bảo được sự ra đời của một doanh nghiệp EPE:

Doanh nghiệp EPE hoạt động sản xuất các sản phẩm chuyên về xuất khẩu. Những ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp phải nằm trong nhóm ngành không bị cấm tại Việt Nam.

Nếu muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài 100%, thì cần có các giấy tờ sau:

– Mẫu chứng nhận đầu tư (Form chuẩn theo quy định)

– Văn bản, chứng từ chứng minh được dự án đầu tư hoặc dự án hợp tác đầu tư.

– Báo cáo năng lực tài chính của cá nhân/ Tổ chức nước ngoài muốn đầu tư vào doanh nghiệp EPE.

Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất Việt, thì cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp). Trong giấy đề nghị, cần đảm bảo các thông tin trung thực, đúng sự thật.

Thường thì tốt nhất bạn nên nhờ đến một đơn vị tư vấn luật hoặc đơn vị kế toán chuyên nghiệp. Họ sẽ có đủ nghiệp vụ chuyên môn để tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và giúp bạn thành lập doanh nghiệp EPE nhanh nhất. Nếu tự mình thực hiện quy trình, thì sẽ mất khá nhiều thời gian và có thể phải chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần.

Những hạng mục kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất

– Thực hiện các dịch vụ cho hàng xuất khẩu theo quy định của chính phủ về doanh nghiệp chế xuất.

Yêu cầu cơ bản của một doanh nghiệp EPE chính là được thành lập trong khu chế xuất. Khu chế xuất chính là những khu công nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời thực hiện những dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu.

Khu chế xuất có ranh giới địa lý cụ thể. Nó được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định dành cho những khu công nghiệp chuyên về xuất khẩu theo quy định của nhà nước.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp EPE sẽ là một thành phần trong khu chế xuất, thực hiện sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tự thực hiện quy trình xuất khẩu hoặc sử dụng dịch vụ xuất khẩu của những công ty chuyên về dịch vụ trong khu chế xuất mà nó tọa lạc.

EPE là phương tiện đầu tư phổ biến của các nhà đầu tư nước ngoài để giảm chi phí và cải thiện thị phần.

Quy trình thành lập doanh nghiệp EPE

Sau khi đã chuẩn bị đủ các hồ sơ như yêu cầu, việc thành lập doanh nghiệp EPE sẽ được thực hiện theo quy trình chuẩn sau đây:

Nộp hồ sơ đăng ký cho Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận được giấy hẹn, bạn sẽ lên nhận kết quả theo đúng thời điểm trong giấy hẹn. Nếu hồ sơ đúng và đủ thì sẽ được chấp thuận thành lập doanh nghiệp. Ngược lại, hồ sơ còn thiếu thì doanh nghiệp phải bổ sung điều chỉnh và nộp lại sau đó.

Doanh nghiệp làm thủ tục khắc dấu sau khi đã có giấy phép kinh doanh. Đồng thời, thực hiện các thủ tục cơ bản như mua hóa đơn, mua chữ ký số để báo cáo thuế, thực hiện kê khai thuế ban đầu, đóng thuế ban đầu.

Quá trình kê khai thuế sẽ được thực hiện tại chi cục thuế địa phương mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Ngoài việc kê khai trực tiếp thì doanh nghiệp cũng có thể kê khai qua mạng điện tử.

Sau khi hoàn tất nhận được giấy đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ ban đầu, hoàn tất việc đăng ký kinh doanh và có thể bắt đầu ổn định tổ chức, đi vào hoạt động.

Quá trình từ khi nộp hồ sơ đến khi doanh nghiệp nhận được giấy đăng ký kinh doanh thường dao động từ 7 – 10 ngày, tùy vào việc hồ sơ có sai sót gì không, cũng như thời điểm đó Sở Kế hoạch Đầu tư có nhận được nhiều yêu cầu thành lập doanh nghiệp hay không.