Đánh Giá Sơ Bộ Tác Động Của Môi Trường
ĐƠN VỊ NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Hiện nay, môi trường chính là một trong những vấn đề nóng bỏng được quan tâm hàng đầu. Các hoạt động bảo vệ môi trường cũng được Chính phủ ưu tiên thực hiện để đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Để tiết kiệm thời gian chi phí điều tra và phân tích chất lượng môi trường thì việc phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường là rất thiết thực, có thể phân vùng nhóm dự án cần phải đánh giá tác động môi trường và những nhóm nào không cần phải đánh giá.
Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó... Để từ đó có thể đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là kết quả của quá trình đánh giá tác động môi trường. Theo đó, nội dung của báo cáo này cần chính xác, minh bạch, thể hiện được tầm nhìn tác động để có thể đưa ra các phương án xử lý một cách có hiệu quả nhất. Báo cáo đánh giá thể hiện sự nghiêm túc, khách quan trong suốt quá trình điều tra và phân tích dữ liệu thông tin.
Khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Ví dụ: Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 8:
“1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.
3. Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và khu vực kế cận;
b) Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
c) Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.
4. Hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Chương V Thông tư này.”
Cơ quan nào phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Đối với các dự án không thuộc phạm vi bí mật quốc gia thì DTM được phê duyệt bởi 02 cơ quan chính là Bộ TNMT và Sở TNMT. Như hướng dẫn ở trên, để xác định dự án của mình thuộc cơ quan nào bạn tra cứu theo Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Căn cứ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Đối tượng nào sẽ phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:
Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (3) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM cấp Sở (thành phố). Nếu dự án của bạn có quy mô lớn hơn nhiều so với quy định tại cột (3), bạn sẽ xem tiếp Phụ lục III (phê duyệt DTM cấp Bộ) để xác định cấp phê duyệt của dự án mình.
Quy trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Báo cáo đánh giá tác động môi trường không được phép tạo lập bởi chủ dự án mà phải thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện chức năng về lập DTM. Quy trình thực hiện như sau:
Khi nào phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Báo cáo DTM được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện DTM. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt DTM.
Hồ sơ cần thiết phải có để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Báo cáo DTM. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Báo cáo DTM như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;
Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…
Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.