Tình bạn doanh nhân trong cuộc sống có lẽ dễ xây dựng hơn tình bạn trong kinh doanh, bởi nó không bị cạnh tranh, xung đột lợi ích. Có đúng vậy không?

Muốn đi xa cùng nhau, phải biết cảm xúc của nhau

Tôi đã từng có một người đồng đội, người bạn rất tuyệt vời, anh em làm việc cùng nhau rất vui vẻ, cùng tầm nhìn và cùng tần số. Nhưng sau đó thì tôi có vấn đề với gia đình nên xao nhãng công việc, người bạn của tôi đã gánh vác tất cả, đã an ủi động viên. Nhưng điều tôi chưa nhận ra lúc ấy là giới hạn chịu đựng. Tôi an tâm về người bạn đồng hành nhưng lại quên cậu ấy cũng cần tôi sớm quay lại cùng cậu ấy làm việc. Chính vì tôi quên mất giới hạn chịu đựng của cậu ấy nên tôi và cậu ấy đã dừng hợp tác, tôi đổ lỗi cho cậu ấy tìm được người đồng hành khác, đổ lỗi cho cậu ấy thay đổi... Sau này, khi bình tâm lại tôi đã hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ mình, cùng nhau ngồi nói chuyện lại, cùng nhau nói ra suy nghĩ và tôi với cậu ấy, hiện tại không còn làm việc chung nhưng vẫn là những người bạn tốt của nhau.

Khi chúng ta bỏ qua được câu chuyện đổ lỗi mà quay về chính bản thân, tìm những thiếu sót của bản thân, hoàn thiện, chịu nhận lỗi để tốt hơn, thì câu chuyện “muốn đi xa thì đi cùng nhau” mới lâu bền. Đứt gãy thường khi làm không được, trách nhiệm không phân chia rõ ràng, lợi ích cũng không phân chia thỏa đáng… hoặc khi làm tốt mọi thứ nhưng câu chuyện lợi ích làm cho những người đồng hành rạn nứt, không chịu ngồi lại nói chuyện cùng nhau, cùng nhau đóng góp ý kiến theo hướng xây dựng.

Tình bạn doanh nhân trong cuộc sống

Nói về tình bạn của doanh nhân, thường sẽ nghĩ đó là mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Thương trường như chiến trường. Vì thế, hiếm ai tin rằng tình bạn thật sự sẽ tồn tại trong môi trường đầy rẫy những tính toán, cạnh tranh khốc liệt.

Thực tế, đã có không ít tình bạn đẹp như Lưu Nga - sáng lập thương hiệu thời trang Elise và Vân Hà - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TNR Holdings Việt Nam. Học cùng trường và sau 30 năm, cả hai vẫn vô cùng thân thiết, cùng chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Họ có chung một đam mê làm việc, đam mê tạo ra giá trị tốt nhất trong công việc của mình.

Bà Đặng Thu Thủy - Giám đốc Công ty TMDV Vũ An cũng chia sẻ: “Tôi có ba người bạn rất thân từ nhiều năm, cùng sinh hoạt trong một hội doanh nhân. Tình bạn của chúng tôi không phải chuyện gì cũng phải kể cho nhau nghe, không cần chuyện vui nào các bạn cũng phải biết, không phải nỗi buồn nào cũng mang đến cho nhau, nhưng khi ai đó có những chuyện không êm ả hoặc những bước ngoặt xảy đến trong cuộc sống, tất cả tụ nhau lại cùng giúp nhau giải quyết, chia sẻ. Trong cuộc sống, chúng tôi luôn bên nhau, cùng hoàn thiện bản thân và hướng đến mục đích: Bên nhau để vui và cùng nhau không “già đi”.

Song cũng có lúc xao nhãng tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau vì ai cũng có trách nhiệm với cuộc sống của nhân viên, cộng sự của mình, phải hoàn thành nghĩa vụ của một người phụ nữ, một người mẹ, một người con… Đôi khi không cân bằng được cảm xúc và tạo cảm giác không thoải mái cho những người bạn của mình. Có những lúc cái “tôi” thật lớn, nhưng tất cả chỉ là chút gia vị cho tình bạn, sau đó lại hiểu nhau và bao dung hơn.

Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên cũng khẳng định, tình bạn trong giới doanh nhân là rất cần thiết vì nó giúp doanh nhân cân bằng mối quan hệ, vì doanh nhân vốn đã rất căng thẳng, phải suy tính nhiều nên cần có tình bạn để giúp chia sẻ, tạo động lực trong cuộc sống.

Bản thân ông Vũ cũng có tình bạn rất thân trong giới doanh nhân đã hơn 10 năm. “Có những người trước là đối tác, là nhà cung cấp của tôi, nhưng sau thời gian làm việc, thấy họ tốt, cư xử chuyên nghiệp, chúng tôi trở nên thân thiết. Những khi rảnh rỗi, chúng tôi thường đi cà phê, trò chuyện, nhất là khi có những chính sách mới cần sự chia sẻ, tư vấn”.

“Tình bạn trong giới doanh nhân cũng như cái duyên vợ chồng. Có những mối duyên 10-20 năm, có mối duyên ngắn ngủi. Có những người hợp tác với nhau, sau đó họ chuyển giao sang con cái và con cái lại tiếp nối cái duyên đó. Có những người không làm cùng nhưng sau đó vẫn âm thầm hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ nhau”, ông Vũ kể.

Cùng anh đi đến tận cùng thế giới

1. Qua núi, qua [Am] sông, qua đồng lúa chín

[C] Ta nghe xao [Am] xuyến tiếng gọi thiết [Dm] tha

Ngọn lửa trong tim những [Em] chiều hành quân

[Dm] Sáng lên lời ca những [E7] người anh hùng

2. Qua núi trung [Am] du xanh màu lá biếc [C] Quê anh yêu [Am] dấu, tím đỏ đồi [Dm] sim. Chân bước đi xa lòng [Em] còn để lại [Dm] Quê hương anh đấy ngỡ quê hương [Am] mình

ĐK: [C] Nguyễn Viết [Am] Xuân, [C] lời anh nói thiết [Am] tha Như ngọn gió bay [Dm] xa, như khúc ca giục [Am] giã Thôi thúc trong lòng [Em] tôi, tiến quân trên đường [Am] dài Đường hành quân, qua [Em] núi cao vực sâu Tôi đi hờn căm, sôi trong [E7] máu

Nguyễn Viết [Am] Xuân, [C] trận địa khắp nơi [Am] nơi Anh lại đứng bên [Dm] tôi, nhằm quân thù mà [Am] bắn Đôi mắt như lửa [Em] soi, đốt thiêu quân thù [Am] này Trận địa đây, đất [Em] nước của mình đây Lời anh vẫn vang lên hùng [E7] tráng

* [Am] Kể từ nay, sông [Em] núi hay biển khơi Còn in đấu chân anh đời [Am] đời.

[C] Nguyễn Viết [Am] Xuân [C] Nguyễn Viết [Am] Xuân [Em] Nguyễn Viết [Am] Xuân

Qua núi, qua [Em]sông, qua đồng lúa chín ta nghe xao xuyến tiếng gọi thiết [Am]tha

Ngọn [Em]lửa trong tim những [D]chiều hành quân [Bm]sáng lên lời ca những [C]người anh [B7]hùng

Qua đất trung [Em]du xanh màu lá biếc quê anh yêu dấu, tím đỏ đồi [Am]sim.

Chân [D]bước đi xa lòng [Em]còn để lại [Am]quê hương anh [B7]đó ngỡ quê hương [Em]mình

[Em]Nguyễn Viết Xuân, [G]lời anh nói thiết tha

[Em]Theo ngọn gió bay [Am]xa, như khúc ca giục [Em]giã

Thôi thúc trong lòng [B7]tôi, tiến quân trên đường [Em]dài

[Em]Đường hành quân, qua núi cao vực [B7]sâu, tôi đi hờn căm, sôi trong [B7]máu

[Em]Nguyễn Viết Xuân, [G]trận địa khắp nơi nơi

[Em]Anh lại đứng bên [Am]tôi, nhằm quân thù mà [Em]bắn

Đôi mắt như lửa [B7]soi, đốt thiêu quân thù [Em]này

[Em]Trận địa đây, đất [Bm]nước của mình đây lời anh vẫn vang lên hùng [B7]tráng

[Em]Kể từ nay, sông [Bm]núi hay biển khơi còn [B7]in đấu chân anh đời [Em]đời.

ČeštinaDeutschEλληνικάEnglish (US)English (UK)Español (ES)Español (MX)Françaisहिन्दीBahasa IndonesiaItaliano日本語한국어NederlandsPolskiPortuguêsPortuguês (BR)РусскийTürkçe中文繁體中文

Hôm qua (1-7), hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Financial Times cho biết Thủ tướng Hy lạp Alexis Tsipras đã viết thư gửi cho các ngân hàng quốc tế rằng chính quyền Athens sẽ chấp nhận lời đề nghị viện trợ tài chính từ các bên cho vay quốc tế được đưa ra vào ngày 28-6 vừa qua với điều kiện các chủ nợ phải chấp thuận một vài điều kiện từ Athens.

Trong bức thư của mình, vị thủ tướng trẻ tuổi yêu cầu giữ mức ưu đãi thuế giá trị gia tăng cho một số mặt hàng (chủ yếu thuốc và điện), đồng thời hoãn lại việc tăng độ tuổi hưu trí cũng như việc cắt giảm mức rút tiền tối đa đối với người về hưu.

Việc các chủ nợ của Hy Lạp liên tục yêu cầu nước này phải “thắt lưng buộc bụng”, đặc biệt trong các chính sách về thuế, lương, lương hưu của người dân khiến nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng Hy Lạp là do mức phúc lợi xã hội của quốc gia vượt quá khả năng chi trả và gây nên nợ công.

Theo bài xã luận của John Humphrys đăng trên tờ Sunday London Times, khi đồng euro ra đời từ năm 1998 và Hy Lạp - vốn vẫn còn khó khăn - sau đó đã trở thành một phần của khu vực đồng tiền chung, giá cả mọi thứ tại Hy Lạp tăng vọt, ít nhất là 200%.

John Humphrys mô tả điều đó “giống như kéo một chiếc xe cũ nát lên đỉnh đồi cao, bất chợt được lắp vào một động cơ siêu tốc và lướt xuống đồi với tốc độ đáng ghen tị. Và sau đó đã quá muộn để nhận ra rằng xe mất thắng”.

Trong vòng ba thập niên qua, mức chi dành cho phúc lợi xã hội của Hy Lạp đã tăng nhanh chóng. Maria Petmesidou, GS chính sách xã hội của ĐH Thrace (Hy Lạp), cho biết Hy Lạp vào những năm 1980 vẫn là một quốc gia có mức chi phúc lợi xã hội vào hàng thấp tại châu Âu (chỉ chiếm có 12% GDP).

Bước sang những năm 1990 và đầu những năm 2000, mức an sinh xã hội của Hy Lạp tăng một cách đột biến mà nổi tiếng có thể kể đến chính sách cho nhận lương hưu khi mới 50 tuổi.

Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang khiến nước này trở thành tâm điểm của thế giới, kéo theo nỗi lo của cả Mỹ và châu Âu. Ảnh: TUỔI TRẺ/EC, IMF, BLOOMBERG

Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang khiến nước này trở thành tâm điểm của thế giới, kéo theo nỗi lo của cả Mỹ và châu Âu. Ảnh: TUỔI TRẺ/EC, IMF, BLOOMBERG

Những ai không hiểu Hy Lạp sẽ chỉ trích chính sách này theo kiểu không biết “liệu cơm gắp mắm”.

Thực tế, nghiên cứu của Maria Petmesidou cho thấy mức chi phúc lợi xã hội bình quân đầu người của nước này vẫn thấp hơn GDP bình quân đầu người, tức người dân Hy Lạp vẫn nhận được rất ít phúc lợi do mình làm ra.

Tầng lớp bình dân Hy Lạp xứng đáng với những gì mà chính quyền Alexis Tsipras đang ra sức đấu tranh cho họ trên bàn đàm phán với chủ nợ - giảm thuế và giữ mức lương phù hợp.

Mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ khi tình trạng tham nhũng xuất hiện tại Hy Lạp suốt những năm trước đây.

John Humphrys cho rằng những kẻ rất giàu, gồm các chính trị gia và nhóm tài phiệt đã tranh thủ làm giàu bằng những biện pháp bất chính.

Thứ nhất, các tầng lớp giàu có trốn thuế và các chính trị gia đã không trừng phạt họ. Thứ hai, rất nhiều tập đoàn kinh doanh đã “hớt váng” lợi nhuận từ những hợp đồng mà các chính trị gia ban cho như thể “phát tờ rơi” để đổi lại các chính trị gia nhận được tiền “lại quả”.

Có ít nhất một bộ trưởng nội các Athens đã mua biệt thự sang trọng chỉ sau khi nhậm chức được năm phút.

Đó là chưa kể sự xuất hiện các du thuyền sang trọng của các “đại gia” kinh tế, chính trị đậu ở các bến cảng, nhà hàng sang trọng mà phải đợi hàng ba tháng mới có thể đặt được bàn.

Tranh cãi lớn nhất hiện nay chính là những đòi hỏi của các chủ nợ châu Âu với một chính quyền đang lâm vào tình trạng bế tắc khả năng trả nợ, trong đó chủ yếu là vấn đề lương hưu và thuế.

Hy Lạp đang quyết tâm chống chính sách “thắt lưng buộc bụng” - cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện. Trái ngược, châu Âu tin rằng việc giảm tối đa chi tiêu sẽ tạo điều kiện cho Hy Lạp có khả năng trả nợ.

GS Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Viện Địa cầu tại ĐH Columbia (Mỹ), trong bài viết “The Endgame in Greece” (tạm dịch: Ván bài cuối của Hy Lạp) nhận xét chính sách của châu Âu hiện nay là “thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình”. Trong khi đó người dân Hy Lạp đang cố gắng đấu tranh vì sự sống còn khi quyết không chấp thuận những đòi hỏi từ phía châu Âu.

Phải thừa nhận rằng châu Âu rất hiểu Hy Lạp, ít nhất là ngay trước khi quyết định chấp thuận Hy Lạp gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Athens không phải là một nền kinh tế lớn mà ngược lại, sức cạnh tranh của “đất nước thần thoại” rất kém. Sai lầm của các ngân hàng châu Âu chính là cho phép Hy Lạp vay quá mức, quá khả năng trả trong bối cảnh tham nhũng quá nổi tiếng tại Athens.

Trong bối cảnh đó, Hy Lạp dường như bị một châu Âu, vốn bộn bề nỗi lo riêng của từng thành viên bỏ rơi, thậm chí là “sát phạt”. “Đức, Phần Lan, Slovakia, Hà Lan và nhiều nước châu Âu khác không có thời gian lo cho sự thống khổ của Hy Lạp.

Lãnh đạo các nước này lo cho dân mình hơn là lo cho toàn châu Âu” - Jeffrey D. Sachs đưa ra nhận xét. Đó là chưa kể yêu cầu trả nợ đủ với các mức lãi suất “trừng phạt” lên các gói giải cứu ngân sách khi Hy Lạp đứng trước các nguy cơ vỡ nợ, bất chấp những hậu quả nhân đạo và kinh tế.

Các hỗ trợ giảm nghèo mà Hy Lạp đề xuất từ lâu đã không được ngân hàng trung ương lẫn các chính phủ châu Âu xem xét thỏa đáng dù Athens xứng đáng được hỗ trợ.

Theo hãng tin The Guardian, chỉ có một phần nhỏ trong tổng gói tiền cho vay 240 tỉ euro mà Hy Lạp nhận vào năm 2010 và năm 2012 được đưa vào khắc phục những tác động trong đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 và cấp cho các chương trình cải cách kinh tế. Phần lớn khoản tiền còn lại rơi vào tay các ngân hàng từng cho Hy Lạp mượn tiền trước đợt khủng hoảng 2008.

Gần đây Hy Lạp còn phải chi ra 140 tỉ euro để trả các khoản nợ ban đầu và tiền lãi. Số tiền được sử dụng để cải cách nền kinh tế Hy Lạp và đảm bảo các phúc lợi xã hội của người nghèo và trung lưu chỉ chiếm chưa đến 10% tổng gói viện trợ tài chính, còn phần lớn số tiền là dùng để trả nợ.

Tổng số nợ của chính quyền Hy Lạp vẫn vào khoảng 320 tỉ euro, bằng 78% số tiền họ từng mượn từ các nhà đầu tư cải cách kinh tế.

Theo tổ chức Jubilee Debt Campaign: “Các khoản viện trợ tài chính thực chất dành cho khu vực tài chính của châu Âu. Họ chỉ đơn giản chuyển khoản nợ của Hy Lạp từ tay khu vực tư nhân sang khu vực chính phủ”.

Mượn tiền trả nợ, mất hơn 30% phí “bôi trơn”

Năm 2010, Hy Lạp đã thiếu khả năng chi trả khoản vay lên đến 310 tỉ euro từ các ngân hàng lớn ở châu Âu. Hai năm sau, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phê duyệt thêm một gói viện trợ tài chính khoảng 100 tỉ euro.

Thế nhưng theo tờ The Guardian, vẫn có đến 34 tỉ euro được chi ra cho các công tác “bôi trơn” để thỏa thuận trên được chấp nhận. Số tiền 34 tỉ euro này nhanh chóng được bổ sung vào sổ nợ công của Hy Lạp.

Hy Lạp bỏ Eurozone, châu Âu ra sao?

Theo Bloomberg, hai gói cứu trợ cho Hy Lạp mới đây có tổng giá trị lên đến 215,8 tỉ euro, bao gồm 183,8 tỉ euro từ các nước EU, phần còn lại là từ IMF.

Đó là chưa kể mức nợ khoảng 30 tỉ euro khác đối với các ngân hàng tư nhân ở Đức, Pháp và Anh. Trước mắt, nếu Athens rời khối đồng euro, những khoản nợ này coi như mất theo.

GS Jeffrey D. Sachs nhận định thêm, niềm tin về đồng euro bị suy giảm khiến các thành viên yếu thế hơn trong Eurozone sẽ chịu đựng sức ép thị trường, thậm chí còn bị cuốn vào vòng xoáy hoảng loạn cùng những đợt rút tiền gửi đột biến. Điều này hủy hoại quá trình hồi phục kinh tế vừa mới bắt đầu ở châu Âu.

Thế hệ trẻ thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ (ảnh: Huỳnh Hải)

Có đi khắp mọi nơi cũng không thể hình dung hết không khí thiêng liêng những ngày tháng Bảy ở Việt Nam. Trên bàn thờ của nhiều gia đình Việt Nam chắc không có tháng nào trong năm mà khói hương lại nghi ngút nhiều đến thế. Những vòng khói cuộn tròn lung linh, hư ảo như tạo bao nhịp cầu kết nối, sẻ chia, tâm tình với những con người đã “đem cả tuổi xuân ném vào trận đánh”- những con người mà “chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi…”

Những ngày này mưa nhiều hơn dù chưa phải mưa Ngâu, nhưng những cơn mưa rả rích, “sụt sùi" càng khiến lòng ta chùng lại, nhớ về bao người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, đã mất đi một phần thân thể…. cho đất nước được độc lập, tự do.

Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo

Có người lính mùa xuân ấy ra đi từ đó không về

Dòng tên anh khắc vào đá núi, mây ngàn hóa bóng cây che

Chiều biên cương trắng trời sương núi, mẹ già mỏi mắt nhìn theo…

Tháng Bảy về làm lòng ta như hướng nội hơn, chợt nhớ đến những gương mặt ta đã gặp ở đâu đó, khắc khổ mà đầy thương yêu. Và cả những con người ta chưa hề gặp gỡ, mới chỉ được nghe nói hoặc tưởng tượng ra, nhưng đã gắn với cả chặng đường lịch sử để góp phần viết nên bài ca bất tử của cả một thế hệ trẻ ngày nào…

Những con người ấy đã sống và đang sống với niềm tin yêu mãnh liệt,  với niềm tự hào về một thời đạn bom khói lửa rất đỗi đau thương nhưng cũng rất hào hùng. Họ cùng bao đồng đội đã viết nên những bản anh hùng ca vô cùng sống động. Mỗi con người là một một nhân chứng lịch sử, là một phần của bản hùng ca chiến thắng…. Và cuộc sống này như đẹp hơn, kỳ diệu hơn mỗi khi trong ta lại vang vọng âm hưởng của những bài ca bất tử một thời….

Nghĩ về họ,  niềm tự hào và cả điều gì đó thiêng liêng ngày càng lớn dần lên trong ta. Để rồi ngắm những dáng hình, những gương mặt đăm chiêu, đa đoan trong cuộc sống hôm nay,  ta lại chợt thấy lòng mình chùng lại trong nỗi niềm trăn trở, day dứt….

Phải chăng những cơn mưa dai dẳng dịp cuối tháng Bảy này cũng nói hộ những tiếng lòng ta hướng về một thời quá khứ hào hùng với những con người anh dũng đã cùng chung sức, đồng lòng viết nên những thiên anh hùng ca bất tử.

Từng giọt mưa rơi rơi khiến lòng ta lại rưng rưng trong nỗi niềm xúc động nghẹn ngào... Dịp 27/7 này, trên khắp cả  nước bao nén tâm hương, bao ngọn nến tri ân lại lung linh suốt ngày đêm nối dài những nhịp cầu âm – dương cháy đỏ nỗi nhớ, niềm thương...

Nhiều cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ và bao người dân lại cùng hòa mình vào dòng người hành hương về những “miền cỏ cháy” để tìm đồng đội, tìm người thân đã “ra đi từ đó không về…” Hòa bình đã mấy mươi năm, nhưng cả nước luôn hướng về các Anh, cùng các Anh tiến quân trên đường dài…

Qua núi qua sông qua đồng lúa chín

Ta nghe xao xuyến tiếng gọi thiết tha

Ngọn lửa trong tim những chiều hành quân

Sáng lên lời ca những người anh hùng…

Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính... Xin cúi đầu trước linh hồn những người đã hy sinh, quên mình vì Tổ quốc và xin được gửi lời tri ân tới những gia đình thương binh, liệt sỹ nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2013)!

(Phòng Tổ chức cán bộ-Công tác chính trị, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội)

1. Qua núi, qua [Am] sông, qua đồng lúa chín [C] Ta nghe xao [Am] xuyến tiếng gọi thiết [Dm] tha Ngọn lửa trong tim những [Em] chiều hành quân...

Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng chín 2024