Chi Phí Sinh Hoạt Của Du Học Sinh Mỹ
Chi phí sinh hoạt ở Mỹ là một nỗi băn khoăn, thắc mắc làm đau đầu nhiều bạn đang có nhu cầu du học Mỹ nhưng điều kiện kinh tế còn hạn chế.
Tiền ăn – Chi phí ăn ở tại Nhật
Tiền ăn bao gồm các chi phí: Thực phẩm hàng ngày, đồ uống, đồ ăn vặt, gia vị… Tùy theo vật giá mà ở mỗi đất nước khác nhau, tiền ăn sẽ khác nhau.
Chi tiêu cho ăn uống hằng ngày của 1 du học sinh sẽ khoảng 35.000JPY.
Ví dụ, ở Việt Nam, chỉ với 10 nghìn VND bạn có thể mua được 1 kg dưa chuột. Nhưng tại Nhật Bản, số tiền bạn phải bỏ ra cho 1 kg dưa chuột là 75 nghìn VND.
Năm 2020, Nhật Bản xếp thứ 4 trong số các quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới (theo tạp chí kinh tế CEOWORLD Magazine). Vậy nên khi vừa bắt đầu sống tại Nhật, bạn có thể chưa quen với sự chênh lệch giá cả ở quốc gia này so với Việt Nam mình.
– Thời điểm lúc siêu thị gần đóng cửa là lúc mua sắm rất có lợi. Lý do là vì bạn có thể mua được giá hời, chỉ bằng một nửa giá đối với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như bánh mì, thức ăn nấu chín, sashimi…
– Chỉ mua những thực phẩm cần thiết và tốt nhất là nên mua cho cả tuần theo một kế hoạch đã lập sẵn. Điều này không chỉ giúp bạn tránh mua sắm lãng phí, mà còn tiết kiệm được công di chuyển.
Tiền điện, nước, gas – Chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Nhật
– Tiền nước: Chi phí tiêu tốn khi nấu ăn, giặt giũ, phòng tắm, nhà vệ sinh.
– Tiền gas: Chi phí tiêu tốn khi sử dụng nước nóng và các vật dụng liên quan đến nấu nướng. Có 2 loại gas: Propan gas (LP gas) và gas do thành phố cung cấp (Toshi gas).
Propan gas có giá thành đắt hơn Toshi gas nhưng có lượng nhiệt lớn hơn nên thường được những người hay nấu nướng lựa chọn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy hỏi trước về loại gas có thể sử dụng khi chọn thuê nhà. Trong trường hợp bạn không dùng bếp gas mà dùng bếp điện từ thì chi phí kèm theo không phải tiền gas mà là tiền điện.
– Tiền điện: Chi phí tiêu tốn khi sử dụng các thiết bị gia dụng và thiết bị chiếu sáng trong nhà.
Để thanh toán tiền điện, gas, nước, bạn có thể lựa chọn thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc qua cửa hàng tiện lợi, chuyển khoản hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng… Trước khi dọn đến ở, bạn nhớ xác nhận trước phương thức thanh toán nhé.
– Không chất đồ ăn quá 70% dung tích tủ lạnh sẽ tiết kiệm được khoảng 80 yên. Rút ổ cắm các đồ điện gia đình ít sử dụng có thể tiết kiệm khoảng 500 yên. Tuy không tiết kiệm được nhiều nhưng cách làm này khá hữu ích và đơn giản.
– Kí hợp đồng theo gói sử dụng “điện + gas” kết hợp sẽ được hưởng chiết khấu và mức giảm có thể lên đến khoảng 10.000 yên/năm
Nhìn chung mức sống ở Nhật và các chi phí đều cao hơn ở Việt Nam nên chắc chắn chi phí đi lại cũng không rẻ.Để di chuyển ở Nhật Bản, bạn có thể sử dụng các phương tiện giao thông như xe bus, tàu điện, taxi. Hãy cùng chúng mình xem giá vé các phương tiện ở Tokyo là bao nhiêu nhé!
Thẻ IC giao thông là một loại thẻ từ điện tử. Sử dụng thẻ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được vài yên cho mỗi lần di chuyển bằng xe bus hoặc tàu điện.
Chẳng hạn như phí vận chuyển ở một khu vực nào đó là 220 yên/vé thì bạn chỉ cần trả 216 yên/vé nếu dùng thẻ IC giao thông. Thêm vào đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian mua vé mỗi lần cần đi lại nếu nạp thêm tiền vào thẻ.
Bạn có thể lắp đặt wifi nếu muốn sử dụng internet thoải mái tại nhà. Tùy theo nhu cầu lựa chọn cá nhân bạn có thể chọn một trong nhiều loại như WiMAX với phí hàng tháng ~2.590 yên/tháng; hoặc Softbank Air với phí ~4.880 yên/tháng.
Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Thêm vào đó, bạn có thể tận dụng loại sim giá rẻ và điện thoại giá rẻ. Ngoài ra, để tiết kiệm, bạn cũng có thể dùng hệ điều hành gọi điện IP như Skype hay LINE. Với các cuộc gọi quốc tế, các ứng dụng gọi qua messenger của Facebook hay Zalo cũng là lựa chọn lý tưởng.
II. DHS CÓ THỂ KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN TỪ VIỆC LÀM THÊM ĐỂ TRANG TRẢI CHI PHÍ SINH HOẠT Ở NHẬT
Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ đúng Quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản nếu không sẽ bị phạt khá nặng.Vào kỳ nghỉ, DHS có thể làm việc với số giờ gấp đôi nên mức thu nhập tối đa có thể lên tới ~200.000 yên/tháng (khoảng 43.7 triệu đồng).
Lương làm thêm của các bạn sẽ tỉ lệ thuận với trình độ tiếng Nhật của các bạn. Vì thế các bạn hãy đầu tư thật nghiêm túc vào việc học tiếng Nhật ngay từ khi ở Việt Nam nhé. Điều đó không những giúp các bạn bớt vất vả hơn trong quá trình học tại trường; mà còn giúp phần lớn trong việc cải thiện lương làm thêm cũng như chi phí sinh hoạt của các bạn.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Jellyfish, bạn sẽ nắm rõ được chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Nhật một tháng là khoảng bao nhiêu. Việc chi tiêu như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu và cách sống của bạn. Bạn nên cân nhắc và tính toán kỹ càng xem cắt giảm những khoản mục nào hay nên sử dụng tiền vào đâu.
👉👉 Jellyfish Việt Nam – Du học trọn uy tín, chọn Jellyfish
✦ Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
✦ Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
✦ Trụ sở tại Nhật: 4F Westhill Building, Nishigotanda 2-24-4, Shinagawa, Tokyo, Japan
Chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Pháp
(Du học QAG) - Với 271.399 sinh viên nước ngoài được đón tiếp trong năm 2012, Pháp được tổ chức UNESCO công nhận là điểm đến thứ ba thu hút học sinh, sinh viên quốc tế nhất thế giới, xếp sau Mỹ và Anh (theo Geneviève Fioraso).
Đôi khi một số bạn luôn e ngại rằng chi phí dành cho du học là bao nhiêu có đắt đỏ như các nước khác. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số chi phí dành cho học tập và các sinh hoạt tại Pháp được liệt kê dưới đây do chính các du học sinh tại Pháp cung cấp, để các bạn có một cách nhìn chính xác nhất, trước khi quyết định sang Pháp du học và định cư làm việc.
Học phí của trường công lập tại Pháp năm 2014/2015 (theo enseignementsup-recherche.gouv.fr)
- Bằng đại học: 184 € ~ 4.527.000 VND
- Bằng thạc sĩ: 256 € ~ 6.298.000 VND
- Bằng tiến sĩ: 391 € ~ 9.619.000 VND
- Bằng kĩ sư: 610 € ~ 15.000.000 VND
Đối với những bạn chọn học trường tư, hoặc theo chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí rơi vào khoảng 4.500 – 10.000 euro/năm (111 – 246 triệu đồng).
Sau học phí, bạn sẽ cần chi một khoản cho việc đóng bảo hiểm xã hội (hay bảo hiểm sức khỏe). Đối với hầu hết trường tại Pháp, việc này là bắt buộc. Bạn có quyền được hoàn lại tiền khám sức khỏe khi ốm, khi mang thai trong năm học.
Phí bảo hiểm: 213 euro (2014/2015) (5.240.000 đồng).
5 gói chăm sóc sức khỏe của LMDE
Đây là khoản chi phí lớn nhất mà sinh viên phải chi trả mỗi tháng. Theo UNEF, tiền thuê nhà chiếm trung bình khoảng 55% chi phí sinh hoạt của sinh viên mỗi năm, ở một số thành phố có thể lên tới 75%. Thường thì các thành phố càng lớn thì tiền thuê nhà lại càng đắt. Theo tính toán cho thấy một bạn sinh viên tại Paris phải chi 806 euros tiền nhà mỗi tháng, trong khi đó tại thành phố Brest, sinh viên chi phải trả 318 euros/tháng.
Chi phí thuê nhà là khoản có mức giá khá đa dạng vì nó phụ thuộc vào thành phố bạn ở, chất lượng dịch vụ của phòng, diện tích, tiện nghi... Nếu có chỗ tại kí túc xá thuộc CROUS thì hàng năm tiền nhà vào khoảng: 2.600 euro – 5.000 euro (63.960.000 – 123.000.000 đồng). Nếu không ở ký túc xá thì mức giá có thể lên cao hơn. Tuy nhiên, chính phủ Pháp cũng sẽ hỗ trợ lên tới 40% tiền thuê nhà cho sinh viên.
Một trong những CROUS điển hình tại Pháp
Các dịch vụ đi lại công cộng ở Pháp có rất nhiều chính sách hỗ trợ, giảm giá cho sinh viên. Khi đăng kí thẻ đi lại (tháng/năm), các bạn có thể sử dụng các phương tiện: tàu điện, xe bus, tramway…Bạn sẽ chi khoảng 15-50e/tháng. Ở vùng Ile-de-France chẳng hạn, khi đăng kí thẻ Imagine R, bạn chỉ phải trả khoảng 30EUR/tháng.
Vài số liệu năm 2014 tại nhà ăn sinh viên khu vực Paris (theo ciup.fr)
- Giá một bữa ăn gồm: khai vị + món chính (thịt hoặc cá) hay món chay + tráng miệng: 3.20 euro (79.000 đồng).
- Pizza: 4.10 euro (100.000 đồng).
- Đồ nướng: 4.90 euro (120.000 đồng).
Tuy nhiên, để tiết kiệm thêm chi phí ăn uống, chúng ta nên tự mua thực phẩm về chế biến và nấu nướng. Đặc biệt, việc tự nấu các món ăn sẽ giúp chúng ta chế biến các món ăn theo đúng khẩu vị của mình.
Chi phí cho việc ăn ở Pháp không quá tốn kém. Tùy vào bản thân mỗi người, mức chi tiêu cho việc ăn khoảng 120 – 200 euro/tháng (3.000.000 – 5.000.000 đồng)
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi bạn (3G, 4G, gọi không giới hạn, nhắn tin không giới hạn…) mà cước phí điện thoại có thể thay đổi, dao động từ 2EUR – 30EUR/tháng.
Cước phí điện thoại chỉ 2 EU/ tháng
Phần lớn các bảo tàng ở Paris và các tỉnh thành đều được vào miễn phí vào các ngày chủ nhật đầu tiên của tháng
Vé vào cửa miễn phí tại các bảo tàng trong dịp «Nuit Européenne des Musées» (tổ chức giữa tháng 5) và «Journées du Patrimoine» (tổ chức giữa tháng 9)
Hầu hết các bảo tàng và các địa điểm văn hoá đều áp dụng giảm giá từ 25-50% cho tất cả các sinh viên
Các chi phí khác : Như đi chơi, đi du lịch hay đi xem phim, các bạn sinh viên cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi. Các bạn hãy tận dụng chúng !
Mong rằng với những thông tin đã được cung cấp ở trên bạn có thể đưa ra những khoản chi tiêu hợp lý hơn khi du học tại Pháp.