Chi Phí Ở Viện Dưỡng Lão Hà Nội
Trong bối cảnh dân số ngày càng già đi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, việc tìm kiếm một nhà dưỡng lão phù hợp cho người thân yêu của chúng ta trở thành nhiệm vụ cần thiết. Tại Hà Nội, có rất nhiều viện dưỡng lão tư nhân, nhà dưỡng lão nhà nước đáng tin cậy, nhưng việc lựa chọn một nơi phù hợp có thể là một thách thức, đặc biệt khi bạn cần phải cân nhắc giữa chất lượng dịch vụ và mức phí sinh hoạt. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu danh sách các nhà dưỡng lão tư nhân ở Hà Nội cùng với mức phí vào và chi phí sinh hoạt hàng tháng của từng viện. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp và hợp lý nhất.
II. Các chi phí sống ở viện dưỡng lão
Chi phí cơ bản tại viện dưỡng lão bao gồm phí ở và chăm sóc cơ bản, cũng là khoản chi lớn nhất. Đây là khoản tiền cho việc sử dụng phòng, dịch vụ chăm sóc hàng ngày, vệ sinh cá nhân và ăn uống. Mức chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại phòng (phòng riêng hoặc phòng chung) và mức độ chăm sóc cần thiết.
Bên cạnh đó còn có chi phí quản lý và tiện ích. Loại chi phí này bao gồm việc duy trì cơ sở vật chất, dịch vụ vệ sinh, điện, nước và các tiện ích chung khác.
Chi phí y tế là một phần quan trọng trong tổng chi phí sống tại viện dưỡng lão. Điều này bao gồm các khoản chi cho khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm, chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe.
Chi phí điều trị y tế cũng là một yếu tố đáng lưu ý, bao gồm các khoản chi cho phẫu thuật, phục hồi chức năng và chăm sóc đặc biệt đối với những người có bệnh mãn tính hoặc tình trạng sức khỏe yếu. Thêm vào đó, chi phí thuốc men cho việc mua thuốc theo toa bác sĩ và quản lý thuốc hàng ngày cũng cần được tính đến.
Các dịch vụ bổ sung cũng có thể phát sinh chi phí. Điều này bao gồm chăm sóc đặc biệt như vật lý trị liệu, massage trị liệu, hoặc chăm sóc tinh thần chuyên sâu.
Ngoài ra, dịch vụ dinh dưỡng đặc biệt như các bữa ăn được thiết kế theo nhu cầu dinh dưỡng riêng, cũng có thể yêu cầu một khoản chi phí bổ sung. Chi phí cho hoạt động giải trí và ngoại khóa, như tham gia các hoạt động xã hội, dã ngoại hoặc các sự kiện trong viện dưỡng lão, cũng là một yếu tố cần cân nhắc.
Chi phí phát sinh là những khoản chi ngoài các chi phí cơ bản. Điều này bao gồm chi phí cho nhu cầu cá nhân như mua sắm vật dụng cá nhân, sản phẩm vệ sinh hoặc dịch vụ làm đẹp.
Chi phí di chuyển và đi lại cũng có thể phát sinh, như phí xe đưa đón, taxi hoặc các chuyến đi xa. Các khoản chi này cần được xem xét để đảm bảo người cao tuổi có thể tận hưởng cuộc sống tại viện dưỡng lão một cách thoải mái và tiện nghi.
Tại các viện dưỡng lão, chi phí cho việc sử dụng phòng, dịch vụ chăm sóc hàng ngày, vệ sinh cá nhân và ăn uống thường dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Chi phí này phụ thuộc vào loại phòng (phòng riêng hoặc phòng chung) và mức độ chăm sóc cần thiết.
Cụ thể, phòng đơn thường có giá cao hơn phòng đôi. Mức độ chăm sóc cũng có sự khác biệt, dịch vụ chăm sóc cơ bản có thể có giá từ 10 triệu đồng, trong khi đó các dịch vụ chăm sóc toàn diện có thể lên đến 30 triệu đồng.
Chi phí cho các dịch vụ y tế định kỳ và điều trị bệnh lý có thể từ 1 triệu đến 3 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các dịch vụ cần thiết. Chi phí cho một lần khám sức khỏe định kỳ có thể từ 300.000 đến 1 triệu đồng, trong khi điều trị bệnh mãn tính và thuốc men có thể tốn thêm 500.000 đến 2 triệu đồng mỗi tháng.
Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì? Cách chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả
Các dịch vụ chăm sóc đặc biệt như vật lý trị liệu hoặc massage trị liệu có thể có giá từ 500.000 đến 2 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào số lượng và loại dịch vụ. Dịch vụ dinh dưỡng đặc biệt như các bữa ăn chế biến theo nhu cầu riêng có thể có chi phí từ 500.000 đến 1 triệu đồng mỗi tháng.
Chi phí cho nhu cầu cá nhân như mua sắm vật dụng, sản phẩm vệ sinh hoặc dịch vụ làm đẹp có thể từ 500.000 đến 1 triệu đồng mỗi tháng. Chi phí di chuyển và đi lại như xe đưa đón hoặc các chuyến đi xa có thể dao động từ 200.000 đến 1 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ.
Trung tâm Viện Dưỡng Lão FDC Elder
Thành lập từ 2011 bởi Công ty cổ phần Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội (BÁC SĨ GIA ĐÌNH FDC), viện dưỡng lão FDC chú trọng vào việc cung cấp một môi trường dưỡng lão hiện đại và an toàn. Viện sở hữu hơn 100 phòng tại tòa nhà 4 tầng với diện tích 3.500 mét vuông, bao gồm hệ thống thang máy và thang bộ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, mỗi phòng đều có hệ thống chuông báo, giúp người cao tuổi liên lạc nhanh chóng với nhân viên điều dưỡng.
Thành lập từ tháng 9 năm 2014, Viện dưỡng lão Diên Hồng đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy và nổi tiếng tại Hà Nội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi. Sở hữu 4 cơ sở với quy mô lớn và trang thiết bị thăm khám hiện đại, Viện Diên Hồng cam kết mang đến những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi.
Trung tâm điều dưỡng và chăm sóc NCT Tâm Phúc
Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tâm Phúc, hoạt động từ 25/11/2013, không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ dưỡng lão chất lượng, mà còn là môi trường rèn luyện đạo đức chuyên môn cho các Điều dưỡng viên trẻ. Với tinh thần “Từ Tâm”, “Tự Trọng”, “Tôn trọng mọi người” và “Trách nhiệm về lời nói và hành động của mình”, Tâm Phúc cam kết mang đến cuộc sống khỏe mạnh, an lành cho người cao tuổi và môi trường làm việc tôn trọng cho nhân viên.
7. Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái
Nhân Ái, trung tâm chăm sóc người cao tuổi, một biểu tượng của sự ấm áp và tận tâm, ra đời từ tháng 5/2007. Tọa lạc tại Đường Văn Tiến Dũng, phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, trung tâm đã phát triển từ 50 giường ban đầu lên tới 100 giường hiện tại.
Tại đây, chúng tôi có đội ngũ y sỹ, điều dưỡng viên được đào tạo chuyên nghiệp, cùng sự hợp tác với nhiều bệnh viện và phòng khám uy tín. Mọi dịch vụ chăm sóc đều diễn ra liên tục 24/24 giờ, kết hợp phương pháp hiện đại và truyền thống, tạo nên một môi trường sống thuận tiện, ấm cúng, đậm chất nhân ái cho người cao tuổi
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Tuyết Thái được mở cửa từ tháng 4 năm 2012 và sau 10 năm, trung tâm đã phát triển với hơn 200 giường cho người cao tuổi. Tại đây, các phòng được sắp xếp theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trung tâm cũng có đầy đủ các phòng chức năng với trang thiết bị y tế hiện đại và khu vực sinh hoạt chung có TV, internet, đàn piano cho các hoạt động tập thể. Phòng chức năng bao gồm phòng phục hồi và phòng trị liệu vật lý với các máy móc hiện đại như máy trị liệu vật lý, thủy châm, điện châm.…
9. Trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi Phù Đổng
Địa chỉ: Xóm 3 xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
10. Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Hà Nội
Địa chỉ: số 55 ngõ 29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
->>> Những điều cần biết về viện dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi
11. Trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật Từ Tâm
Địa chỉ: Khu Đầm Tiếu, Thôn Đồng Trữ, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội Điện thoại: 0462 941 696
Công ty quản lý: Công ty TNHH Vietfarm
Là viện dưỡng lão tư nhân ở huyện Thanh Trì, tp Hà Nội
Công ty quản lý: Công ty cổ phần chăm sóc người cao tuổi tâm phúc
14. Trung tâm dưỡng lão cao cấp KAIGO
Trung tâm dưỡng lão cao cấp tư nhân Kaigo
Trung tâm có 2 cơ sở ở Hưng Yên và Mê Linh, HN
Công ty quản lý: Công ty cổ phần phát triển quốc tế: HOUHOU
"Chi phí phát sinh là do thuốc thang, xoa bóp, bấm huyệt", chị Phương, 42 tuổi, ở quận Đống Đa cho biết.
Khi bố mất năm 2015, người mẹ hơn 70 tuổi của chị lựa chọn sống một mình. Nhưng bệnh Alzheimer của bà ngày một nặng, cuối năm ngoái bị thêm đột quỵ, sốt nhiều ngày.
Sau hơn hai tháng chạy chữa, gia đình chị Phương biết không thể dựa vào người giúp việc để chăm sóc mẹ như trước. Họ khảo sát bốn viện dưỡng lão rồi chọn một trung tâm phân khúc cao cấp gần nhà. Mẹ chị ở phòng 6 người nhưng phải ăn bằng ống sonde nên chi phí 18 triệu đồng mỗi tháng. Gia đình đóng hơn 140 triệu đồng cho nửa năm đầu và tiền cọc hai tháng.
Vào đây một tuần mẹ chị đã tỉnh táo hơn, chịu nói chuyện. Tuy nhiên do lười ăn nên bà được kê truyền huyết tương, giá 1,5 triệu đồng một lọ, mỗi tháng truyền 5 lọ. Để cải thiện hoạt động cơ miệng, bà được châm cứu với lộ trình 14 buổi, mỗi buổi 300.000 đồng. Bên cạnh đó, bà còn được dùng thêm các thuốc sa sút trí tuệ, huyết áp và thuốc bổ khác.
Tháng 5 này, chị vừa nhận hóa đơn đóng thêm hơn 6 triệu đồng chưa kể đã chi từng đó cho thuốc thang, bỉm sữa.
Một cụ già gặp khó khăn vận động, sống trong viện dưỡng lão ở Thanh Trì, Hà Nội được bạn bè tới thăm, mùa đông năm 2021. Ảnh: Phan Dương
Việt Nam hiện có ba mô hình viện dưỡng lão gồm: cơ sở do các tổ chức an sinh xã hội xây dựng, chủ yếu nuôi dưỡng những người cao tuổi bất hạnh, có hoàn cảnh khó khăn; viện dưỡng lão do nhà nước hoàn toàn bảo trợ nhằm phục vụ những người cao tuổi từng có đóng góp nhất định cho nước nhà, những người cao tuổi nằm trong chính sách ưu tiên của nhà nước và cuối cùng là viện dưỡng lão hoàn toàn do tư nhân thành lập.
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về áp lực chi phí với các gia đình muốn đưa người cao tuổi vào viện dưỡng lão tư nhân, song thực tế chỉ có những người có lương hưu hoặc gia đình có điều kiện mới vào đây.
Cả nước hiện có gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu với mức trung bình 5,4 triệu đồng một tháng. Số tiền này mới đáp ứng được hơn một nửa chi phí vào một viện dưỡng lão tầm trung, với điều kiện vẫn tự phục vụ được bản thân và ở phòng tập thể.
Khảo sát của VnExpress với 10 trung tâm dưỡng lão phân khúc tầm trung ở Hà Nội cho thấy chi phí nằm trong khoảng 8-20 triệu đồng mỗi tháng, tuỳ thuộc vào loại phòng và chưa bao gồm các chi phí khác như tiền bỉm, sữa.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh với 17 năm quản lý điều hành một viện dưỡng lão ở Hà Nội thừa nhận chi phí là rào cản lớn nhất với người già muốn được chăm sóc trong các trung tâm chuyên nghiệp.
Điều này trùng với kết quả một khảo sát 400 độc giả của VnExpress. Với câu hỏi "Gia đình bạn có thể cho cha mẹ vào viện dưỡng lão ở mức độ nào?", 43% cho biết không đủ khả năng, 33% cho biết có thể chi 8-10 triệu đồng, 14% ở mức 10-15 triệu đồng và 10% trên 15 triệu đồng một tháng.
Một người cao tuổi trong căn phòng riêng khép kín hơn 20 m2, chi phí hơn 14 triệu đồng một tháng tại viện dưỡng lão ở phố Tô Ngọc Vân, quận Tây Hồ (Hà Nội), hôm 5/5. Bà đã sống ở đây 9 năm kể từ khi chồng qua đời, con cái ở nước ngoài. Ảnh: Phan Dương
Theo bà Thanh, nguyên nhân của tình trạng này là phần đông người Việt chưa có sự chuẩn bị cho tuổi già. Trong nhiều gia đình, khi người cao tuổi ốm đau một vài tháng có thể ổn nhưng kéo dài rất dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Ở trung tâm của bà Thanh, nơi hiện chăm sóc hơn 100 cụ, sau hai năm Covid-19 một số gia đình gặp khó khăn kinh tế đã phải xin giảm phí, thậm chí muốn thanh lý hợp đồng, đưa cha mẹ về.
Anh Tùng Anh, 37 tuổi ở Hoài Đức, Hà Nội đã đưa ra lựa chọn này khi Covid khiến việc kinh doanh thua lỗ. Lúc này chi phí hơn 13 triệu đồng mỗi tháng của mẹ ở viện dưỡng lão trở thành gánh nặng quá sức. "Tôi đắn đo nhiều tháng. Không muốn làm xáo trộn cuộc sống của mẹ nhưng vẫn quyết định đón bà về tự chăm sóc", anh chia sẻ. Mẹ anh vào viện dưỡng lão từ năm 2019 và rất thích ở đây vì có nhiều bạn bè trò chuyện. Khi con thông báo đón về, cụ bà đã khóc nói "Con đưa khỏi đây mẹ sẽ chết".
Phía viện dưỡng lão bà Thanh đã tìm hiểu lý do, từ đó quyết định đổi cho cụ sang phòng rẻ hơn và giảm một số chi phí khác để gia đình yên tâm gửi tiếp.
Tại trung tâm dưỡng lão của ông Nguyễn Tuấn Ngọc, người đầu tiên lập viện dưỡng lão ở Việt Nam, thậm chí có những gia đình trốn đóng phí. Trung tâm đã phải nuôi từ thiện một số cụ con cái bỏ mặc như vậy thời gian qua.
Cụ Phan Thị Độ, quê Tĩnh Gia, Thanh Hóa sống trong một viện dưỡng lão ở Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội hôm 5/5. Người phụ nữ không con chọn vào viện dưỡng lão tư nhân để dưỡng già bằng lương hưu quân đội và chế độ liệt sĩ của chồng, từ đầu tháng 4/2023. Ảnh: Minh Ngọc
Để viện dưỡng lão trở thành nơi có thể trông cậy của các gia đình và bớt gánh nặng chi phí, theo ông Ngọc, lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi cần được xem như các lĩnh vực an sinh, phúc lợi xã hội từ đó có can thiệp của nhà nước để hoạt động hiệu quả và phù hợp khả năng của phần đông người có nhu cầu.
"Mong mỏi của chúng tôi nhiều năm nay là được tiếp cận quỹ đất đai để giảm bớt áp lực đầu tư", ông Ngọc cho biết.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Thanh cho rằng người Việt cần thay đổi quan niệm tài chính. "Không thể coi chi phí cho cha mẹ là khoản phát sinh mà phải nằm trong hoạch định chi tiêu, có kế hoạch rõ ràng. Tuổi già là một hành trình rất dài, cần sự đầu tư chăm sóc, sao cho thời gian khoẻ dài ra và thời gian yếu ngắn lại", bà Thanh nói.
Theo số liệu năm 2022 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tuổi thọ trung bình của người Việt hiện nay là 73,6, cao hơn mức bình quân thế giới nhưng số năm khỏe mạnh lại ở mức thấp (64 tuổi).
Khảo sát "Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già" của Prudential Việt Nam năm 2021 cho thấy 85% người được hỏi muốn có cuộc sống độc lập khi về già song chỉ 40% tự tin đã chuẩn bị tốt.
Để giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm của một số nước là cần kêu gọi phát triển các dịch vụ chăm sóc người già và cải cách hệ thống lương hưu. Năm 2022 chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ chi 35 tỷ nhân dân tệ (120.000 tỷ đồng) để xây dựng các cơ sở hưu trí, như một phần trong kế hoạch cải thiện việc chăm sóc người cao tuổi. Nhật Bản là nơi có viện dưỡng lão phát triển, chi phí có thể lên đến 3.000 USD mỗi tháng, song người dân chỉ phải trả 10-30%, còn lại có bảo hiểm chi trả. Để được như vậy, từ năm 40 tuổi người dân Nhật Bản đã tham gia bảo hiểm chăm sóc.
Trong chi phí cho mẹ đi viện dưỡng lão, ba chị em trong gia đình chị Phương thỏa thuận người chị cả có kinh tế nhất sẽ chịu 50%, hai em chia nhau 50%. Với những khoản phát sinh, hiện họ buộc phải dùng đến lương hưu hơn 7 triệu đồng mỗi tháng của mẹ.
"Hy vọng thời gian tới sức khỏe mẹ ổn, chứ lâu dài những chi phí bất ngờ này có thể làm chị em tôi áp lực", chị Phương thừa nhận.
Chi phí sống ở viện dưỡng lão được rất nhiều gia đình quan tâm. Vậy chi phí thực tế là bao nhiêu? Tất cả sẽ tùy thuộc vào mô hình và dịch vụ mà viện dưỡng lão đang cung cấp.