Cách Sống Của Người Giàu
Doanh nhân Thái Phạm từng theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân (từ năm 2000-2004), tốt nghiệp MBA tại University of Hawaii – Hoa Kì (từ năm 2010-2012). Trở về Việt Nam, Thái Phạm từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Marketing của Vinamilk, có hơn 13 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, marketing và phát triển kinh doanh.
Người Việt sẵn sàng chi tiền, nếu có lòng tin về chất lượng đào tạo
GS Mai Trọng Nhuận cho biết, học phí tại các đại học tinh hoa trên
họ tính theo ngành, có ngành đến 100 - 200 ngàn US$, 35.000 US$ như VinUni là thấp so với thế giới. Nhưng mấu chốt là nếu theo đuổi con đường đại học tinh hoa thì trường đại học phải thực sự đào tạo được người tài, giúp người tài có khả năng tự bảo vệ mình, để chống chọi với
, thì từ đó tài năng đó có thể vươn lên.
, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng nêu khó khăn về tuyển sinh đối với VinUni nói riêng và các trường đại học muốn xây dựng đại học xuất sắc là không dễ. Hiện đang có nhiều trường mở ra đào tạo tinh hoa, nên cạnh tranh trong tuyển sinh sẽ gay gắt. Người học sẽ phân vân: tại sao phải học VinUni? Việc trả lời được câu hỏi đó rất quan trọng, không chỉ để tuyển sinh được mà còn để nhà trường định hướng hoạt động cho mình.
TS Nguyễn Sĩ Dũng nói: “Vấn đề là chất lượng. Người Việt sẵn sàng chi trả, bằng chứng là họ sẵn sàng bỏ tiền cho con ra nước ngoài học dù phải đóng mức học phí cao. Vấn đề là tạo lòng tin cho người dân là đào tạo của trường có chất lượng”.
TS Nguyễn Sĩ Dũng cũng góp ý thêm: "Vingroup trong giai đoạn đầu có thể là chủ thể chi tất cả. Nhưng về dài hạn cần có thêm nhà nước hỗ trợ. Không phải là cần thêm chi phí mà là sự ghi nhận cho dân tộc này. Nhà nước hiểu được đóng góp của Vingroup để hỗ trợ. Tại sao hợp tác với Cornell, Penn được mà không hợp tác với Nhà nước được?".
Có một sự thật khắc nghiệt trong cuộc sống, đó chính là người giàu thì ngày càng giàu hơn, người nghèo thì ngày càng nghèo đi. Vào những năm 1960, nhà xã hội học nổi tiếng Robert Morton lần đầu tiên tổng kết hiện tượng này và đặt tên là hiệu ứng Matthew.
Hiệu ứng Matthew có mặt ở mọi lĩnh vực, mọi nơi. Bất kì cá nhân, nhóm nào đó một khi đã thành công và tiến bộ ở một khía cạnh như tiền bạc, danh tiếng, địa vị, sẽ có một lợi thế gọi là lợi thế tích lũy, giúp họ có nhiều cơ hội thành công và tiến bộ hơn. Trong lĩnh vực kinh tế thì hiệu ứng này lại nằm dưới dạng "người nghèo ngày càng nghèo, người giàu ngày càng giàu thêm".
"Sinh ra trong nghèo khó không phải lỗi của bạn, nhưng chết trong nghèo khó thì đó hoàn toàn là lỗi của bạn" - Bill Gates (Ảnh: Gifer)
Một nhà kinh doanh đã nói rằng: "Sự khác biệt cơ bản giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy nghĩ." Ngay cả khi bạn biến một người giàu thành một người "nghèo rớt mồng tơi", anh ta vẫn có thể giàu có trở lại trong một thời gian ngắn bằng tư duy của chính mình.
Thật vậy, tư duy kiếm tiền của một người sẽ quyết định người đó trở thành người nghèo hay người giàu. Một khi bạn có tư duy giàu có của người giàu thì thành công đối với bạn chỉ là vấn đề thời gian. Về vấn đề này, có 5 tư duy kiếm tiền mà không phải ai cũng biết, càng không có gì lạ khi họ ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn.
5 chìa khóa vạn năng này giúp bạn kiếm tiền như những người thành công đang làm.
Thực tế, chỉ cần nắm vững 5 thủ thuật này, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng lao lực kém hiệu quả và bước vào trạng thái giàu có "quả cầu như tuyết".
1. Sức khỏe là của cải lớn nhất
Nguyên nhân thực sự của nghèo đói chính là bệnh tật. Khi chúng ta mạnh khỏe, cuộc đời vô cùng tươi vui và tất cả công cuộc dù to lớn đến đâu ta cũng sẽ dễ dàng thực hiện. Khi đau yếu, cuộc sống sẽ đen tối và buồn nản, một công việc dù nhẹ nhàng đến đâu đối với ta cũng trở nên khó khăn, đầy mệt nhọc.
Quả thực, không có sức khỏe thì không thể hưởng được nhiều của cải, cũng như không có danh tiếng. Có sức khoẻ, tiền mới gọi là tài sản - không sức khỏe, tiền nhiều đến mấy cũng chỉ là DI SẢN mà thôi. Sự ngu ngốc lớn nhất của con người hiện đại là đánh đổi sức khỏe lấy tiền, rồi dùng tiền để mua sức khỏe. Mua đồ sang vài tỷ không xót nhưng tiếc vài đồng "đổi sức khỏe" hàng ngày, thật dại dột!
Chính vì vậy, hãy ngừng làm việc ngoài giờ, ngừng thức khuya và học cách trân trọng cơ thể, duy trì sức khỏe của bạn. Tiền không thể mua được cuộc sống và lợi ích không thể đổi lấy sức khỏe. Do đó, chỉ cần có sức khỏe, tất cả mọi thứ sẽ nằm trong tầm tay.
Sức khỏe thể chất và tinh thần thường là "của cải" mà mọi người dễ bỏ qua nhất, bạn hãy luôn theo dõi tình trạng cuộc sống của mình, đừng để sức khỏe trở thành con quỷ tiêu hao của cải.
2. Không làm giàu bằng đồng lương
Với hầu hết chúng ta, việc đạt được một vị trí nào đó trong sự nghiệp được coi là thành công và giúp gia tăng thu nhập nhờ tiền lương tăng. Tức là bạn làm việc để kiếm tiền và phục vụ đồng tiền. Tuy nhiên người giàu luôn biết rằng, nguồn gốc của sự giàu có xuất phát từ việc bạn phải khiến tiền làm việc cho mình. Đây cũng là nguyên tắc chủ yếu mà tác giả của cuốn sách làm giàu số một thế giới Rich Dad, Poor Dad thường đề cập.
Việc chủ động tạo ra nguồn thu nhập cho chính mình quan trọng hơn thụ động nhận tiền lương mỗi tháng và nó sẽ là cách tốt nhất giúp bạn tích lũy tài sản. Hãy đem tiền đi đầu tư cổ phiếu, chi trả cổ tức, bất động sản hoặc kinh doanh một cái gì đó, chứ đừng để tiền nằm yên một chỗ.
Để có thể tiết kiệm thì thói quen quan trọng hơn số lượng (Ảnh: Sohu)
Người giàu không phải là những người có mức lương cao nhất. Đây là điều mà ít người nghĩ đến. Trong khi đó, nhiều người có mức lương cao nhưng không bao giờ thoát khỏi cái nghèo, chỉ đơn giản vì họ tiêu xài tất cả số tiền mà họ kiếm được mà không có kế hoạch. Những người này có mức lương cao, có nhà đẹp, xe sang, có quần áo hàng hiệu và thường xuyên đi du lịch. Tuy nhiên, khi không còn nguồn thu nhập, họ là những người trắng tay vì đã chi tiêu vượt quá cả nguồn thu.
Những người giàu không chỉ là những người có vẻ ngoài sang chảnh, hào nhoáng mà phần lớn họ thường khá thận trọng và kín đáo. Số tiền họ tiết kiệm sẽ trở thành tiền đầu tư và thu nhập từ đầu tư thụ động sẽ tạo ra "dòng chảy của tiền". Điều này có nghĩa là "tiền đẻ ra tiền".
Nếu bạn làm việc vì tiền và tiêu hết số tiền đó, bạn sẽ mãi mãi nghèo. Nhưng nếu bạn tiết kiệm để đầu tư từng chút một, bạn sẽ dần tích lũy được khoản tiền cho đến khi đạt đến tự do tài chính. Khi đó, bạn có thể làm mọi thứ bạn muốn và tận hưởng cuộc sống.
"Trả tiền cho bản thân" có nghĩa là ưu tiên tiền tiết kiệm lên hàng đầu. Bạn có thể dành ra ít nhất 10% thu nhập trước khi mua sắm và chi tiêu cho những thứ khác.
4. Xây dựng thói quen quản lý tiền bạc
Có phải bạn nhiều lần đã từng tự hỏi rằng tiền của mình đã đi đâu khi mới chỉ đến giữa tháng? Đây là điều xảy ra với hầu hết mọi người, ngay cả những người có thu nhập cao, những người được thừa kế khối tài sản kếch sù hay những người trúng độc đắc. Và chúng ta đang nghĩ rằng điều này là "bình thường".
Tuy nhiên, đối với những người giàu có, họ luôn tuân thủ theo một kế hoạch riêng về ngân sách. Họ sẽ hỏi rằng: "Tiền của tôi sẽ đi đâu?" thay vì hỏi rằng chúng "đã" đi đâu.
Đồng tiền không có mục đích sẽ sớm bốc hơi khỏi ví của bạn. Vì thế, bạn hãy bắt đầu bằng việc lập một kế hoạch cơ bản cho ngân sách và những chi phí tiêu dùng. Hãy trung thực với bản thân và viết chúng ra giấy. Bạn sẽ không thể giàu lên nếu không thể xoay xở được khi nghèo khó.
Người giàu luôn biết lập kế hoạch tài chính cho bản thân, xây dựng tài chính vững chắc để thực hiện những dự định của mình. Còn người nghèo thì mới chỉ dừng lại ở việc tính toán sao chi tiêu hợp lý từ những đồng lương ít ỏi, có ước mơ nhưng không biết cách để hiện thực hiện ước mơ của mình. Bằng việc lập kế hoạch tài chính và thực hiện nó trong việc chi tiêu và kiếm tiền khiến người giàu có thể nhanh chóng xây dựng cho mình một cuộc sống đủ đầy và thực hiện được ước mơ của mình, còn người nghèo vẫn mãi chỉ có những "ước mơ đẹp".
5. Xây dựng một vòng kết nối các chuyên gia tài chính
Ở với hổ sẽ được học cách săn mồi, ở với ếch thì chỉ nhìn đời qua đáy giếng (Ảnh: Internet)
Ông cha ta thuở xưa thường dạy: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Trong cuốn sách Người Giàu Suy Nghĩ Khác Bạn, có một câu rằng: "Muốn giàu thì hãy xem người giàu làm gì, rồi hãy làm theo ý mình". Thực tế, khi bước vào vòng tròn giàu có, bạn mới có thể trở nên giàu có. Đây chính là chân lý của sự giàu có.
Quả thật, chìa khóa thành công trong kinh doanh chính là mối quan hệ. Càng có nhiều mối quan hệ tốt thì sẽ có càng có nhiều cơ hội kiếm tiền. Đặc biệt, đối với những người ưu tú, học được những quan điểm, tư duy, cách suy nghĩ của họ sẽ khiến chúng ta ngày một phát triển. Và bạn chính là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành thời gian nhiều nhất.